Chữa á sừng bằng lá trầu không là biện pháp mà từ lâu đã được nhiều người áp dụng. Đây là biện pháp dân gian được lưu truyền từ đời cha ông ta và đến nay vẫn được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng. Dùng là trầu không chữa á sừng có tốt không và áp dụng như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Công dụng của lá trầu không trong chữa bệnh
Lá trầu không (lá trầu) là cây thân leo có tính dược học. Cây này có thể dùng làm gia vị hoặc dùng làm thuốc. Đây là cây thường xanh, sống lâu năm. Lá trầu không có màu xanh, hình trái tim. Hoa trầu không hình đuôi sóc, màu trắng, cao có thể lên tới 1m.
Chữa á sừng bằng lá trầu không là biện pháp dân gian truyền miệng từ đời nay sang đời khác, đến nay khi nền y học hiện đại phát triển nhưng nhiều người vẫn tin tưởng vào cách chữa bệnh này. Một số tài liệu y học cổ truyền có ghi chép, trong lá trầu không có nhiều hoạt chất hỗ trợ giảm đau, kháng khuẩn rất tốt. Cho nên có thể nói tác dụng chữa á sừng từ lá cây này là có cơ sở. Cụ thể như sau:
Y học hiện đại đã nghiên cứu về lá trầu không và cho biết, cứ 100gr lá trầu không thì có chứa 2.4% tinh dầu, 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ, 6.1% carbonhydrat và 0.8% chất béo. Ngoài ra, trong lá trầu không còn có nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, thiamin, carotene, niacin, riboflavin, vitamin C. Trong đó, riêng giá trị calo lên tới 44.
Các thành phần này có hoạt tính kháng sinh mạnh tác dụng ức chế hầu hết vi khuẩn, vi nấm và nấm mem như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… Do đó, lá trầu không có tác dụng chữa các bệnh liên quan tới nhiễm trùng rất hiệu quả.
Áp dụng chữa á sừng bằng lá trầu không người bệnh sẽ xóa tan được cảm giác ngứa ngáy ở những vùng da bị tổn thương. Mục đích chính của việc dùng là trầu không chữa á sừng là loại bỏ cảm giác ngứa.

Còn theo y học cổ truyền thì, lá trầu không có vị cay, nồng, mùi hắc, tính ấm công dụng trị kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa, trị loét da, loại bỏ tế bào chế và các mảng bám. Hơn nữa, lá trầu cũng có tác dụng làm giảm bớt sự tổn thương trên da bị bệnh nhanh chóng để từ đó chữa bệnh hiệu quả.
2. Cách chữa á sừng bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là các cách chữa bệnh hiệu quả nhất mà nhiều người áp dụng.
# Cách 1: Chữa bệnh á sừng bằng là trầu không với bài thuốc ngâm tắm
Để áp dụng bài thuốc ngâm tăm từ lá trầu không chữa á sừng này, bạn thực hiện như sau:
- Đầu tiên là bước chọn lá, cần phải chọn lá sạch, không có hóa chất, không bị sâu hay vàng úa.
- Sau đó rửa sạch lá, thái nhỏ và cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút.
- Chia lượng nước làm hai phần, 1 phần dùng để tắm, phần còn lại để ngâm rửa vùng da bị bệnh. Trong thời gian tắm, bạn có thể lấy bã lá trầu chà xát vào vùng da bệnh để loại bỏ dần lớp da bên ngoài.
- Áp dụng bài thuốc này hàng ngày và thực hiện trong khoảng 10 – 15 ngày là da sẽ lành.
# Cách 2: Chữa á sừng bằng lá trầu không với biện pháp uống và tắm
Với cách chữa á sừng bằng lá trầu không này, bạn cần kết hợp lá trầu với những vị thuốc khác. Đó là sự kết hợp giữa lá trầu, bèo hoa dâu, rau răm, muối hạt. Bài thuốc này được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 7 lá trầu, 10 lá bèo, 2 nắm rau răm, 1 ít muối, 2 – 3 lít nước sạch.
Thực hiện:
- Cho các lá vào rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi với nước.
- Sau 15 – 20 phút thì tắt bếp, chắt khoảng 1/5 lượng nước ra bát để uống, số còn lại dùng để tắm.
- Trong khi tắm, vã lá lên vùng da tổn thương, chà xát nhẹ nhàng cho các tế bào da chết bong ra.
- Mỗi ngày áp dụng 2 lần và thực hiện trong khoảng 7 – 10 ngày là các triệu chứng á sừng sẽ hết.
# Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng toàn thân với bài thuốc tắm
Chữa á sừng bằng lá trầu không bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc uống. Cách tiến hành bài thuốc như sau:
Chuẩn bị: 7 lá trầu không, 2 nắm rau răm
Thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu và rau răm thật sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nước đun sôi. Đun khoảng 15 phút thì tắt bếp, đợi nước nguội lấy nước tắm. Bã lá trâu có thể đắp lên vùng da bệnh. Tắm xong để qua đêm, đến sáng hôm sau dậy mới tráng người lại bằng nước sạch.
>>> Ưu điểm, nhược điểm của cách chữa á sừng bằng lá trầu không
Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không cũng như bao biện pháp khác, sẽ có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Dưới đây là những ưu, nhược điểm mà biện pháp này mang lại.
Ưu điểm:
Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không mang đến những ưu điểm sau:
- Bài thuốc dân gian dễ tìm nguyên liệu, tiến hành đơn giản, hiệu quả nhanh chóng.
- Vì là bài thuốc dân gian với nhiều dưỡng chất nên an toàn, lành tính, nguy cơ tái phát bệnh thấp.
- Bài thuốc hiệu quả mà không tốn kém, thậm chí có những người chẳng cần tốn một xu vẫn khỏi bệnh do nhà có cây trầu không hoặc đi xin được lá về dùng.
Nhược điểm:
Tuy là mang lại hiệu quả rất cao nhưng bài thuốc từ lá trầu không này cũng có nhiều điểm hạn chế, đó là:

- Hạn chế đối tượng sử dụng, bài thuốc uống không áp dụng cho trẻ con, phụ nữ mang thai và người cho con bú. Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn có thể áp dụng bài thuốc bôi, tắm, đắp.
- Bài thuốc chỉ thực sự hiệu quả với những ai có cơ địa phù hợp với thành phần của thuốc, nếu muốn chữa bệnh triệt để cần áp dụng kiên trì, vì tác dụng của nó chậm hơn thuốc tây y.
- Khi dùng bài thuốc chữa á sừng bằng lá trầu không này bạn phải biết, đó là bài thuốc dân gian nên chỉ áp dụng cho người bệnh nhẹ, nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng thì áp dụng sẽ rất khó khỏi.
3. Lưu ý khi chữa á sừng bằng lá trầu không
Trong khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh á sừng từ lá trầu không, để thuốc phát huy hiệu quả cao nhất người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau:
- Không dùng tay bóc vảy da hay chà xát, gãi lên vùng da tổn thương vì nó dễ dẫn đến viêm nhiễm, trầy xước kiến vùng da tổn thương lan ra vùng da lành.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, nếu là các xà phòng, dầu rửa bát,.. cần đeo găng tay. Khi chế biến thực phẩm cũng nên đeo bao tay để tránh tiếp xúc với dầu mỡ.
- Tránh để tay ra mồ hôi nhiều vì nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh.
- Chú ý bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm da, đặc biệt là vào mùa đông.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là tay và chân. Đặc biệt nên cắt ngắn móng tay, móng chân để vi khuẩn không xâm nhập và cũng để không cào gãi vùng da bệnh.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh,…và tránh thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà, nhộng,…
Tóm lại, chữa á sừng bằng lá trầu không mang đến hiệu quả rất cao hơn nữa là trầu lành tính nhưng cũng không phải vì thế mà áp dụng vô tội vạ. Cần phải thực hiện đúng cách thì bệnh mới nhanh khỏi. Đây là biện pháp chữa bệnh được chứng minh bởi nhiều người, vì thế nếu bạn đang bị những cơn ngứa ngáy do á sừng gây ra thì hãy áp dụng ngay bài thuốc này. Chỉ cần kiên trì và đúng cách thì bệnh kiểu gì cũng khỏi.
N.L.V (t/h)
Discussion about this post