Bệnh paget xương: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh paget xương là một dạng bệnh viêm xương biến dạng phổ biến trên thế giới và còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng của sống của người bệnh. Paget xương nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm với hệ xương khớp.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, paget xương còn được gọi là viêm xương biến dạng, là một loại bệnh lý về xương khớp thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên trở lên. Nguyên nhân là do rối loạn giữa duy trì và phục hồi xương dẫn đến hình thành một tổ chức xương mới có cấu tạo bất thường.

Bệnh paget xương là một dạng bệnh viêm nhiễm, biến dạng khớp xương
Bệnh paget xương là một dạng bệnh viêm nhiễm, biến dạng khớp xương

Có nghĩa là, thông thường xương liên tục bị phân hủy và tái tạo nhưng vẫn duy trì cấu trúc xương cũ. Trong một số trường hợp, quá trình phân hủy xương cũ và thay thế xương mới bị rối loạn, khiến tốc độ hình thành xương mới chậm hơn so với tốc độ hủy xương khiến cấu trúc khung xương bất thường, mỏng và dễ gãy hơn.

Chính sự bất thường của cấu trúc khung xương mới hình thành được gọi là paget xương. Bất kì bộ phận xương nào trong cơ thể đều có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt nhất là xương sọ, xương chân, xương chậu, cột sống và xương đòn. Đây cũng chính là những xương quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh paget xương. Nhưng các nhà khoa học cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh là:

  • Do xương bị nhiễm virus: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số trường hợp mắc bệnh đều do tế bào xương bị nhiễm virus trong một khoảng thời gian dài, khiến khớp xương bị tác động, viêm nhiễm, tổn thương và biến dạng.
  • Do di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể gây paget xương. Trong gia đình có người thân, gần huyết thống mắc bệnh paget xương thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Tuổi tác, giới tính: Các yếu tố về tuổi tác, giới tính cũng có thể gây ra bệnh. Các thống kê cho thấy, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới và bắt đầu bước sang độ tuổi 40 trở lên nguy cơ mắc paget xương sẽ càng cao hơn.

Không giống như các bệnh xương khớp khác có thể gây ra những cơn đau nhức dễ nhận thấy, các triệu chứng bệnh paget xương thường không rõ ràng. Hầu hết trong thời gian đầu bệnh thường không có biểu hiện gì, chỉ đến khi phát triển mạnh mới nhận thấy. Thêm nữa tùy từng vị trí xương bị biến dạng các triệu chứng cũng rất khác nhau.

Triệu chứng của bệnh là tình trạng đau nhức ở các khớp xương
Triệu chứng của bệnh là tình trạng đau nhức ở các khớp xương
  • Xương sọ: Thường xuyên nhức đầu, thính giác mất dần, sọ to ra và hàm nhô về phía trước.
  • Cột sống: Bị đau và tê ở cánh tay, cẳng chân, cột sống biến dạng có thể bị gù.
  • Xương chậu: Toàn bộ vùng xương chậu bị đau nhức, đau hông, khung chậu có xu hướng giãn rộng.
  • Chân: Vùng xương chân đau nhức, cong vẹo xương chày và xương đùi, đau khớp hông, khớp đầu gối.
  • Những cơn đau thường xuất hiện nhiều vào ban đêm tại các vị trí khớp gần xương bị paget.
  • Dễ bị gãy xương dù chỉ là một tác động, chấn thương rất nhỏ

Bệnh paget xương phát triển chậm, trong thời gian đầu bệnh gần như không có biểu hiện gì, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên nếu không kiểm tra và điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động trực tiếp đến sức khỏe. Có thể kể đến như:

Biến chứng của bệnh paget xương là nguy cơ biến dạng xương rất cao
Biến chứng của bệnh paget xương là nguy cơ biến dạng xương rất cao
  • Tổn thương dây thần kinh: Vùng cấu trúc xương biến dạng có thể chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh dẫn đến tình trạng tê nhức ở khớp. Nếu bị bệnh ở xương sọ có thể làm mất hoàn toàn thính giác.
  • Gãy xương: Các xương bị paget xương thường rất yếu, mỏng và dễ bị tổn thương, chỉ cần một tác động rất nhỏ cũng có thể dẫn tới gãy xương.
  • Dễ chảy máu: Sự thay đổi và biến dạng của xương kéo theo các mạch máu cũng bị biến dạng dẫn đến dễ bị chảy máu nếu tiến hành phẫu thuật.
  • Viêm xương khớp: Xương bị biến dạng và thay đổi cấu trúc làm tăng nguy cơ viêm khớp.
  • Suy tim: Những người bị bệnh tim nếu mắc thêm paget xương sẽ có thể dẫn tới suy tim.
  • Ung thư xương: Biến chứng này hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao.

Bệnh paget xương có thể chữa khỏi và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không rõ ràng, hầu hết các trường hợp đều không thể phát hiện bệnh sớm trừ khi tiến hành kiểm tra, làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Một số xét nghiệm thường được sử dụng trong khám, kiểm tra tình trạng paget xương là:

  • Chụp X-quang: Nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường về cấu trúc xương
  • Scan xương: Sử dụng các chất phóng xạ tiêm vào cơ thể để phát hiện những vùng xương bị tổn thương, ảnh hưởng.
  • Thử nghiệm: Kiểm tra mức phosphatase kiềm trong máu để biết rõ được sự hoạt động của tạo cốt bào hoặc hydroxyproline cho thấy rõ nhất quá trình hoạt động của hủy cốt bào.

Dựa trên kết quả làm các xét nghiệm, chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng bệnh, mức độ ảnh hưởng cũng như có phương pháp điều trị, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa sự phát triển và những biến chứng của bệnh.

Chẩn đoán và điều trị paget xương theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Chẩn đoán và điều trị paget xương theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Phương pháp điều trị paget xương được sử dụng hiện nay là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tùy vào kết quả kiểm tra xét nghiệm về mức độ ảnh hưởng cũng như tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và đưa ra phác đồ phù hợp.

Chữa paget xương bằng phương pháp nội khoa, sử dụng các loại thuốc điều trị là cách làm hiệu quả, nhanh chóng và an toàn được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Thuốc sử dụng chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc loãng xương,… nhằm tác động vào tận gốc căn nguyên của bệnh, điều trị các triệu chứng bệnh.

Một số loại thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc loãng xương bisphosphonate: Với các loại phổ biến là Alendronate, Risedronat Pamidronate, Zoledronic, Ibandronate. Thuốc có 2 dạng là: viên uống và thuốc tiêm. Liều dùng của thuốc căn cứ theo đơn kê và phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc cũng có gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc tiêm Calcitonin: Đây là một dạng hormone tự nhiên, có tác dụng điều chỉnh quá trình trao đổi canxi xương, giảm quá trình hình thành tổn thương, biến dạng trên xương. Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, mặt đỏ, kích ứng,…
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Một số loại thuốc thường sử dụng gồm thuốc Aspirin, thuốc tăng đồng hóa, vitamin D,… Được sử dụng nhằm giảm các triệu chứng đau nhức ở các vùng khớp, xương bị tổn thương.

Phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong điều trị paget xương ở các trường hợp bệnh phát triển nặng, tiến triển sang giai đoạn mãn tính, sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả tốt.

Điều trị ngoại khoa có thể cho kết quả điều trị tốt nhất, chữa lành vết nứt nhanh chóng, sửa các khớp bị viêm nặng và tổ chức lại các vùng xương, khớp bị biến dạng và điều chỉnh lại các dây thần kinh bị chèn ép, giảm nhanh các triệu chứng cũng như biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị paget xương bằng phương pháp ngoại khoa trong trường hợp bệnh nặng
Điều trị paget xương bằng phương pháp ngoại khoa trong trường hợp bệnh nặng

Phương pháp phẫu thuật có thể cho hiệu quả điều trị triệt để cả triệu chứng và căn nguyên của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng rất dễ có nguy cơ gặp rủi ro với các tổn thương có thể xảy ra với các cơ quan xung quanh vị trí phẫu thuật nếu không được tiến hành tốt, đúng kĩ thuật.

Điều trị paget xương cần được tiến hành ở giai đoạn sớm, bệnh có thể được điều trị tốt và ngăn ngừa được sự phát triển nếu như được phát hiện kịp thời, chữa đúng cách. Ngay khi thấy các triệu chứng bất thường của bệnh, người bệnh nên chủ động khi khám, điều trị sớm.

Để phòng tránh cũng hạn chế tốt nhất tiến triển của bệnh và các ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và điều độ. Cụ thể là:

  • Hạn chế té ngã, va chạm đến xương: Không nên để các khớp xương bị tổn thương do té ngã, va chạm, bởi những tổn thương ở xương sẽ rất dễ hình thành biến dạng và khiến bệnh tiến triển nguy hiểm hơn.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và hấp thu tốt nhất canxi giúp xương chắc khỏe. Thường xuyên ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, khoáng chất tốt cho xương, cũng nên bổ sung một số loại thuốc chống loãng xương khi bước sang tuổi trung niên.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Người trung niên có nguy cơ mắc bệnh paget xương cao, nên chọn cho mình một môn thể dục để rèn luyện, vận động thường xuyên. Nên chọn các môn vận động nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe và không gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Do các triệu chứng của bệnh paget xương thường không rõ ràng nên người bệnh cần chủ động đi khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Paget xương có thể được điều trị tốt, giảm bớt các biến chứng nguy hiểm nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.