Thuốc Chloram phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi mổ, bỏng do hoá chất, bệnh về mắt…

Chloram – H là một sản phẩm thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Hoá dược phẩm Mekophar. Thuốc được bày bán một cách phổ biến tại nhiều nhà thuốc nhưng ít ai biết nhiều về đặc điểm của nó. Vậy thuốc Chloram là thuốc gì? Có công dụng ra sao? Mời bạn cùng đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây.

>>  Thuốc Nizoral chỉ định đặc trị các loại nấm cho kết quả tốt nhất hiện nay

>>  Thuốc Dibetalic chỉ định điều trị các bệnh viêm da, vảy nến, trị mụn… hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc da liễu Chloram gồm các thành phần như:

– Chloramphenicol: 50 mg

– Hydrocortisone acetate: 37,5 mg

– Một số tá dược khác (Vaseline, Glyceryl monostearate, Triethanolamine, Acid stearic, Ethanol 96%)

– Nước tinh khiết với hàm lượng vừa đủ.

Chloram - H 5g dạng kem bôi da
Chloram – H 5g dạng kem bôi da

Chloram là thuốc có những công dụng sau:

– Chloram kem có tác dụng kìm hãm vi khuẩn, diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc tác động đến chủng nhóm vi khuẩn có mức nhạy cảm cao.

– Hoạt chất Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu thể 50S ribosom trên vi khuẩn nhạy cảm. Thuốc cũng kết hợp tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin, troleandomycin.

– Cloramphenicol trong Chloram có thể ức chế sự tổng hợp ở những tế bào của động vật có vú. Đồng thời, ức chế xương tuỷ có khả năng khó phục hồi. – Cloramphenicol là hoạt tính gây ức chế hệ miễn dịch toàn than nếu dùng trước khi kháng nguyên kích thích cơ thể. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng kháng thể không bị ảnh hưởng nếu sử dụng cloramphenicl sau kháng nguyên.

– Chloram không có tác dụng với các chất như Shigella flexneri, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, Escherichia coli, Enterobacter spp và ít tác dụng đối với chủng nấm.

Thuốc Chloram được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

– Nhiễm trùng phần trước của mắt, mí mắt và tuyến lệ.

– Phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi mổ, bỏng do hoá chất và các vết bỏng khác trên da.

– Chloram hỗ trợ điều trị các bệnh mắt hột, zona mắt hột hoặc bơm hệ thống dẫn lưu ở tuyến lệ, điều trị và phòng ngừa.

Chloram chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

– Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

– Người bị rối loạn chuyển hoá porphyrin cấp, suy gan nặng

– Bệnh nhân mắc các bệnh về máu do tuỷ xương hoặc có tiền sử suy tuỷ xương

– Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vì Chloram là thuốc có nhiều công dụng và được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau nên liều dùng và cách dùng cũng khá đa dạng tùy vào từng trường hợp. Dưới đây là thông tin tham khảo cách sử dụng thuốc Chloram.

Chloram dạng thuốc mỡ tra mắt là Chlorocina – H 4g
Chloram dạng thuốc mỡ tra mắt là Chlorocina – H 4g
  • Dạng uống

– Trẻ em (tùy cân nặng) dùng mỗi ngày với lượng thuốc 50 mg thuốc/kg thể trọng. Số thuốc chia đều thành 4 lần uống trong ngày.

– Người trưởng thành dùng 1 – 2 gram/ngày, chia đều ra 4 lần uống.

– Do cloramphenicol có hiệu lực giảm dần và tăng nguy cơ nhiễm độc máu nên hạn chế dùng chloram dạng uống, ưu tiên những dạng khác.

  • Dạng thuốc tiêm

– Tiêm tĩnh mạch (TM) thuốc Cloramphenicol natri sucinat. Đầu tiên, cho 1 mg cloramphenicol trong 1 ml và khoảng 10 ml nước vào 1 lọ nhỏ nhằm pha loãng thuốc (có thể dùng nước vô khuẩn, thuốc tiêm 5% dextrose). Sau đó, tiêm tĩnh mạch liều trên trong thời gian tối thiểu 1 phút.

– Liều tiêm: Đối với những người không mắc bệnh về gan, thận thì sử dụng 50 mg/kg/ngày (áp dụng cho cả người trưởng thành và trẻ nhỏ) và chia làm các liều bằng nhau, mỗi lần tiêm cách 6 tiếng.

– Đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn (mức độ kháng thuốc của vi khuẩn ở mức trung bình), tiêm liều 75 mg/kg/ngày, sau đó giảm dần xuống còn liều 50 mg/kg/ngày.

– Đối với trẻ sơ sinh (đủ tháng hoặc thiếu tháng) dưới 2 tuần tuổi, có thể tiêm cloramphenicol liều 25 mg/kg/ngày nếu không có thuốc thay thế, chia ra 4 lần tiêm trong ngày.

– Đối với trẻ sơ sinh trên 2 tuần tuổi (đủ tháng), có thể tiêm liều 50 mg/kg/ngày, chia ra 4 lần.

– Trong quá trình điều trị bằng thuốc tiêm Chloram, bệnh nhân cần được theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương thường xuyên.

  • Bệnh nhiễm khuẩn mắt

– Dùng Chloram dạng dung dịch với nồng độ 0,16%, 0,25% hoặc 0,5% hoặc dùng dạng thuốc mỡ 1%.

– Khi dùng chữa trị bệnh nhiễm khuẩn, nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch tra mắt cloramphenicol.

– Có thể thay thế bằng cách nhỏ 1 ít thuốc mỡ tra mắt lên túi kết mạc dưới (mỗi lần cách nhau từ 3 đến 6 tiếng, tùy trường hợp thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thường xuyên hơn). Sau 48 tiếng áp dụng thì khoảng thời gian giữa những lần sử dụng có thể tăng lên nhưng vẫn tiếp tục áp dụng cho dù các triệu chứng đã hết sau thời gian này.

  • Bệnh nhiễm khuẩn da

– Ở vùng bị nhiễm khuẩn, thoa thuốc Chloram dạng thuốc mỡ hoặc dạng kem với nồng độ 1% cloramphenicol để chống nhiễm khuẩn, có thể thay thế bằng chế phẩm kết hợp corticoid chống viêm và cloramphenicol. Áp dụng 1 – 3 lần/ngày tùy chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng phối hợp với corticoid thì cần thận trọng khi thoa.

  • Bệnh nhiễm khuẩn viêm âm đạo

– Sử dụng Chloram dạng viên đặt âm đạo 250 mg, đặt sâu 1 viên vào âm đạo mỗi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng từ 6 đến 12 ngày để chống nhiễm khuẩn viêm âm đạo và nhiễm khuẩn viêm cổ tử cung âm đạo.

Khi sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn Chloram với thành phần dược lý chủ yếu là Cloramphenicol, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau: Mề đay, ban đỏ, ngứa, cảm giác bỏng rát và có một số phản ứng nhạy cảm ở vùng thoa thuốc. Nếu người dùng gặp phải những tác dụng phụ này, cần báo cho bác sĩ để có những biện pháp kịp thời.

Bên cạnh các chống chỉ định đối với thuốc Chloram bên trên thì người dùng thuốc cũng cần thận trọng với những trường hợp sau:

– Cần thận trọng khi thoa thuốc Chloram trên diện rộng ở cơ thể trẻ em vì có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn, đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc lâu dài.

Thoa thuốc Chloram cần lưu ý thoa đúng liều, đúng chỉ định
Thoa thuốc Chloram cần lưu ý thoa đúng liều, đúng chỉ định

– Việc dùng Chloram quá liều hoặc không đúng so với chỉ định như dùng dài ngày, bôi quá liều thì người dùng có thể mắc phải tình trạng bội nhiễm.

– Không nên để thuốc tiếp xúc đến kết mạc mắt.

– Khi dùng thuốc trên diện rộng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai có thể gặp phải tác dụng phụ như: tạo nguy cơ ức chế vỏ thượng thận của thai đối với thai phụ, đối với phụ nữ cho con bú thì có thể khiến thuốc bài tiết qua sữa và mang lại các tác hại xấu cho bé.

– Thận trọng khi dùng thuốc cho người lớn tuổi do độ nhạy cảm với thuốc trong độ tuổi này rất cao so với người trẻ tuổi.

– Trong quá trình điều trị với thuốc Chloram, bệnh nhân cũng cần lưu ý kỹ chế độ ăn uống của bản thân. Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm và ghi nhớ chỉ định của bác sĩ.

Chloram nên được đặt ở nơi thoáng mát, tránh để gần nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp và đặt ở xa tầm tay của trẻ em.

Do sản phẩm thuốc trị bệnh da Chloram được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau với các nồng độ khác nhau nên mỗi loại sẽ có cách bảo quản không giống nhau hoàn toàn. Cho nên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc nhờ dược sĩ tư vấn về khoản này.

Tương tự như điều kiện bảo quản, giá cả của thuốc da liễu Chloram cũng chỉ có giá tham khảo chứ không có giá cố định, bởi vì thuốc được bày bán dưới nhiều dạng, nhiều nồng độ và nhiều cơ sở khác nhau. Giá tham khảo cho 1 tuýp thuốc Chloram – H là 6.000 đồng. Bạn nên lưu ý mua sản phẩm ở những nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc mua ở bệnh viện để đảm bảo an toàn.

Mong rằng bài viết về sản phẩm thuốc Chloram vừa rồi đã đáp ứng được những nhu cầu cần thiết về thông tin của bạn. Chúc bạn điều trị bệnh thành công và có sức khỏe tốt.

>>  3 cách chữa bệnh viêm da tiếp xúc phổ biến nhất hiện nay

>>  Các loại thuốc trị viêm da tiếp xúc được áp dụng nhiều nhất hiện nay