Có bầu và những thông tin mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua

Có bầu là thời điểm vô cùng hạnh phúc của tất cả các bà mẹ bỉm sữa và cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình và “tình yêu” được hình thành trong bụng. Để chăm sóc cho thời kì mang thai luôn khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé các mẹ bỉm sữa cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Có bầu là giai đoạn rất quan trọng và có nhiều sự thay đổi của cơ thể phụ nữ. Những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể kéo theo thay đổi về tâm sinh lý, đây cũng là thời kì khiến phụ nữ rất dễ bị mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con yêu.

Do đó, trước khi có kế hoạch có thai, chị em phụ nữ nên chủ động tiêm phòng trước khi mang thai, đặc biệt là tiêm phòng một số bệnh phổ biến như: thủy đậu, phát ban, đậu mùa, quai bị,… để ngăn ngừa và hạn chế những ảnh hưởng, bệnh lý có thể mắc phải khi mang thai.

Khi có thai, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con yêu tốt nhất, mẹ bỉm sữa cần chú ý những thông tin dưới đây.

Mang thai là “sự kiện” vô cùng quan trọng và được rất nhiều cặp vợ chồng mong chờ, khi sinh mệnh nhỏ, kết tinh của tình yêu, hạnh phúc hình thành trong bụng mẹ.

Những dấu hiệu có bầu luôn là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là với những người mang thai lần đầu tiên. Hầu hết mọi người đều có những triệu chứng khá rõ ràng, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp đó chỉ là những “báo động giả” khiến bạn bị mừng hụt.

Que báo 2 vạch là dấu hiệu có bầu cần đi kiểm tra sớm
Que báo 2 vạch là dấu hiệu có bầu cần đi kiểm tra sớm

Để chắc chắn có thai hay không, sau khi thấy tình trạng bị chậm kinh, chị em nên sử dụng que thử thai để kiểm tra trước tại nhà. Nếu kết quả hiện 2 vạch có thai thì nên đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác nhất.

Ngoài ra, khi có bầu chị em phụ nữ thường có các triệu chứng như buồn nôn, đau lưng, tâm trạng thay đổi thất thường, đau ngực, thèm ăn chua, không có kinh nguyệt,… khi thấy xuất hiện các dấu hiệu này, chị em nên chủ động đi khám sớm, khả năng có “tin vui” là rất cao.

Khám thai định kỳ là vấn đề các mẹ bỉm sữa cần ghi nhớ, việc này giúp mẹ có thể theo dõi được sự phát trển của thai nhi, sớm phát hiện các tình trạng bất thường để xử lý hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Có một số mốc khám thai rất quan trọng các mẹ cần nhớ trong suốt thai kì là:

Lưu ý những lịch khám thai quan trọng
Lưu ý những lịch khám thai quan trọng
  • Tuần 11 – 14: Đây là mốc khám thai quan trọng đầu tiên, kiểm tra độ mờ da gáy để dự đoán, phát hiện một số nhiễm sắc thể bất thường có thể gây biến chứng nguy hiểm như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,… ở trẻ sơ sinh. Chỉ số này càng thấp sẽ càng tốt.
  • Tuần 22 – 23: Mốc khám thai kiểm tra, chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng cơ quan, nội tạng,… Đây là mốc khám thai cực kì quan trọng, mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua, trong trường hợp bác sĩ chỉ định hoãn vì thai nghén thì cần phải kiểm tra trước tuần 28.
  • Tuần 31 – 33: Mốc khám thai quan trọng thứ 3, có ý nghĩa kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật nếu có và một số bất thường ở động mạch, tim, cấu trúc não, giãn não thấy,… Và đặc biệt, siêu âm ở giai đoạn này cũng giúp phát hiện tình trạng phát triển chậm trong tử cung – một nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau sinh rất nguy hiểm.
  • Tuần 35 – 36: Là mốc khám thai có ý nghĩa quyết định “chốt” trước khi sinh và bác sĩ chỉ định mẹ bầu nên sinh thường hay sinh mổ.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ cần phải tiêm một số loại vắc xin giúp ngăn ngừa bị ốm hoặc lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ. Việc tiêm vắc xin khi mang thai không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé mà còn giúp tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể mẹ, sự phát triển của bé.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các mẹ bỉm sữa cần xác định rõ và hiểu loại vắc xin nào nên tiêm và loại nào tuyệt đối không dùng khi mang thai.

Vắc xin nên tiêm có lợi nhiều hơn có hại:

  • Vắc xin viêm gan B:
  • Vắc xin viêm gan A
  • Vắc xin phòng cúm: nên tiêm trước khi vào mùa cảm cúm
  • Vắc xin uốn ván, bạch cầu và ho gà: Tiêm trừ tuần 27 đến tuần 36
  • Vắc xin viêm màng não.

Một số loại vắc xin tuyệt đối không nên tiêm:

  • Vắc xin cúm LAIV
  • Vắc xin ngừa HPV
  • Vắc xin ngừa sở, quai bị, sởi Rubella
  • Vắc xin bại liệt IPV

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai có vai trò rất quan trọng không chỉ với sức khỏe của mẹ mà còn có ý nghĩa quyết định với sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Để thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng quan trọng. Đặc biệt là 4 nhóm dinh dưỡng gồm:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng
  • Tinh bột
  • Đường
  • Đạm
  • Vitamin

Ngoài 4 nhóm trên, các loại chất béo, rau xanh, canxi, sắt,… cũng có vai trò rất quan trọng với mẹ bầu. Các chất này cần được bổ sung liên tục trong suốt thai kì, ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những điều chỉnh về lượng dinh dưỡng cần thiết để sức khỏe của mẹ và thai nhi phát triển tốt nhất.

Cách tốt nhất để bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu là sử dụng các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bằng nhiều loại thực phẩm đa dạng, đặc biệt là những mẹ bầu bị nghén nặng khó có thể dung nạp thức ăn.

Do đó, cùng với việc sử dụng thực phẩm, các mẹ bầu nên dùng thêm một số loại viên uống bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Tránh để tình trạng bị thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai sẽ khiến mẹ không khỏe mạnh và thai nhi phát triển không tốt.

Quãng thời gian thai kì dài 9 tháng 10 ngày là quãng thời gian rất căng thẳng và vô cùng nguy hiểm của mẹ bầu khiến nhiều người phải lo lắng. Nguy hiểm luôn ở khắp nơi, đặc biệt là các biến chứng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu luôn phải cẩn thận và cảnh giác trong suốt thai kì.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi mang thai là:

  • Nhau thai bám thấp:

Tỷ lệ này chiếm khoảng 5% các trường hợp mang thai. Là tình trạng bánh nhau thay vì bám ở đáy tử cung lại nằm vào vị trí sát với lỗ trong của tử cung, gây ra tình trạng bánh nhau không dãn đồng bộ với cơ quan ở gần tử cung khi bắt đầu xuất hiện cơn co thắt chuyển dạ. Bánh nhau bị bong khỏi niêm mạc tử cung và gây chảy máu, nhiều trường hợp mẹ có thể bị mất máu dẫn đến choáng, trụy mạch hoặc tử vong.

Nhiều trường hợp nhau thai bám thấp có thể dẫn đến sinh non hoặc ngôi thai bất thường rất nguy hiểm. Đối tượng có nguy cơ bị nhau thai bám thấp là: mẹ lớn tuổi, sinh dày, mẹ từng sinh mổ,… Trong trường hợp này mẹ cần thường xuyên đi khám để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.

  • Tiểu đường thai kỳ:

Tình trạng tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, trong giai đoạn này mẹ cần thường xuyên kiểm tra đường huyết và làm các xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm. Bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm, có thể dẫn tới các tình trạng như: tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, sẩy thai,… Mẹ bầu cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày để ngăn ngừa bệnh.

  • Tiền sản giật

Là hội chứng bệnh rất phức tạp thường sảy ra ở nửa sau thai kỳ, bắt đầu từ tuần thứ 21. Tiền sản giật có thể dẫn đến các nguy cơ thai chết lưu, sinh non, trẻ suy dinh dưỡng,… Do đó, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra để sớm phát hiện tình trạng bệnh, có biện pháp điều trị kịp thời.

  • Thiếu ối

Đây là một trong những tình trạng gây nguy hiểm rất lớn cho thai nhi và các mẹ cần lưu ý. Thiếu ối trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu,… Trong 3 tháng cuối, nước ối ít có thể khiến bé khó xoay đầu dẫn đến ngôi thai ngược khi sinh. Nguy hiểm hơn, nếu bị thiếu ối do vỡ ối có thể gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Để ngăn ngừa thiếu ối, các mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ thiếu ối. Nhiều trường hợp mẹ có thể uống nước dừa để bổ sung ối, đặc biệt ở giai đoạn nửa sau thai kỳ.

Tất cả các mẹ bầu đều tăng cân rất nhiều khi mang thai và đây cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng, sợ hãi không biết liệu rằng cân nặng của mình đã phù hợp chưa, có bị thừa hay thiếu cân hay không.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, vấn đề cân nặng của phụ nữ mang thai phụ phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng trước khi mang thai. Tỷ lệ cân nặng và chiều cao được tính theo chỉ số BMI. Mức cân chuẩn khi mang thai được Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) khuyến cáo là:

  • Với những người có cân nặng bình thường trước khi mang thai sẽ tăng khoảng từ 11 – 16kg trong cả thai kì. Tăng 0,5 – 2kg trong 3 tháng đầu và khoảng 0,5 kg mỗi tuần trong những tháng cuối thai kỳ.
  • Với người thiếu cân, cân nặng nhẹ hơn so với chiều cao, thường sẽ tăng hoảng 13 – 18kg trong cả thai kỳ.
  • Với người thừa cân trước khi mang thai, thường tăng khoảng 7 – 11 kg, trong cả thai kf.
  • Người béo phì, thường chỉ tăng khoảng 5 – 9kg.
  • Với người mang thai đôi, có thể tăng thêm 17 – 24kg trong cả thai kỳ nếu trước đó cân nặng bình thường.

Có bầu là giai đoạn rất quan trọng và nguy hiểm, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về mọi mặt, sinh lý, thể chất, tâm lý,… nếu không được chăm sóc, nghỉ ngơi tốt sẽ rất dễ gây ảnh hưởng, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, khi có thai các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi thoải mái để thai nhi luôn khỏe mạnh
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi thoải mái để thai nhi luôn khỏe mạnh
  • Không làm những việc nặng nhọc, việc phải mang vác, đừng lâu, cúi nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Không làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khí bụi, chất thải.
  • Hạn chế tối đa việc thức khuya, cần ngủ nghỉ điều độ, ngủ ít nhất ngày 8 tiếng và 30 phút ngủ nghỉ trưa.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng đến lưu thông máu và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Có thể lựa chọn các môn thể dục như: bơi lội, đi bộ, yoga,…
  • Không ăn các loại thực phẩm sống, đồ đóng hộp, đồ nhiều dầu mỡ, các món gỏi, thực phẩm để lâu, sữa chưa tiệt trùng,…. Cũng cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng quá cao như: cá mập, cá kiếm, cá ngừ,…
  • Tuyệt đối không hút thuốc là, tránh xa khói thuốc, không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, nước có cồn,… sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu,…
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm có nhiều hóa chất, không đi giày cao gót, tránh vận động mạnh, hạn chế xoa bóp, không hơi giải cảm,… Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ động thai, sảy thai, sinh non.
  • Khi mang thai không cấm kỵ quan hệ tình dục, nhưng cần hết sức thận trọng và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Quan hệ tình dục cũng rất cần thiết khi mang thai và phụ thuộc vào nhu cầu của người mẹ vì hooc –môn có nhiều thay đổi.
  • Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như rạn da, do đó, ngay từ tháng thứ 4 mẹ cần phải chăm sóc tốt cho da của mình, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên hoặc dầu dừa để hạn chế rạn nứt, thâm trên da.
  • Mẹ bầu cần luôn giữ trạng thái cảm xúc vui vẻ, hạn chế bực bội, áp lực, buồn bã,… bởi tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng và sức khỏe của thai nhi.
  • Mẹ bầu nên đăng lý một lớp tiền sản để tìm hiểu các kiến thức khi mang thai như: chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thói quen sinh hoạt, những điều cần chuẩn bị khi sinh con, chăm sóc trẻ,…
  • Thường xuyên khám, siêu âm tại cơ sở y tế chuyên khoa, đặc biệt không được quên các mốc siêu âm quan trọng để theo dõi tốt nhất tình trạng phát triển của thai nhi.

Với những kiến thức khi có bầu được cung cấp ở trên mong rằng sẽ giúp các chị em lần đầu làm mẹ bớt lo lắng và luôn chăm sóc bản thân, con yêu thật tốt. Hãy chuẩn bị tốt những kiến thức để luôn vui vẻ, thoải mái, khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.