Đau khớp háng: nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần lưu ý
Đau khớp háng là cơn đau có thể thoáng qua, mức độ tăng dần. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, từ nhẹ đến nặng và mức độ nghiêm trọng. Việc điều trị viêm đau khớp háng có thể chỉ cần dùng thuốc, tập luyện tại nhà hoặc phẫu thuật khi nghiêm trọng. Mời bạn cùng bài viết sau tìm hiểu rõ hơn để có biện pháp bảo vệ sức khỏe xương khớp.
Nguyên nhân đau khớp háng
Đau khớp háng thường gây ra bởi các nguyên nhân sau:
Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mài mòn khớp, thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh xuất hiện ở một bên khớp tại một thời điểm nhất định. Khi tiến triển, sụn khớp sẽ mất dần, các khe khớp hẹp lại và có gai xương, gây đau khớp háng, khả năng vận động bị suy giảm.
Viêm khớp dạng thấp
Khác với thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng nhiều khớp tại cùng thời điểm. Biểu hiện thường thấy là khớp sưng đau, tê cứng. Thoái hóa khớp thường gặp ở bệnh nhân chấn thương, bề mặt khớp mài mòn, khó duy trì biên độ của khớp.
Hoại tử chỏm xương đùi
Do nguyên nhân nào đó như trật khớp, gãy cổ xương…khiến mạch máu tổn thương và dẫn đến chỏm xương đùi và hoại tử. Biểu hiện này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động của khớp háng.
Bệnh lý đau khớp háng ở trẻ
Nhiều trẻ em sơ snh có vấn đề về khớp háng và gây viêm nhiễm, thoái hóa khi trưởng thành, thậm chí cả khi đã được điều trị.
Quá trình đau khớp háng trẻ em là do sự biến đổi bất thường của khớp, các bệnh lý như sản khớp, Perthes, bong sụn khớp, xương đùi…
Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu đau khớp háng ban đầu là cơn đau nhẹ và tăng dần. Cơn đau có thể chỉ thoáng qua rồi biến mất. Đau khớp háng xuất hiện khi bạn đi bộ với quãng đường dài, leo cầu thang hoặc khi co duỗi.
Đau khớp háng tiến triển nặng hơn cả khi ngồi, nằm hoặc ngủ. Cơn đau ở mức độ về sau sẽ kéo dài dai dẳng và thường xuyên hơn.
Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở khớp háng trên, sau mông. Tiếp theo, cơn đau lan xuống mặt trước đùi, đầu gối…khớp háng tê cứng.
Người bệnh còn cảm thấy khó khăn khi cử động, đi tất hay khi mặc quần áo. Thậm chí lúc ngồi ghế và đứng dậy cũng đau nhói, nhức mỏi. Tình trạng sẽ nặng hơn nếu bạn bước lên cầu thang.
Khi đi bộ trong vài bước, bệnh nhân cần đứng lại nghĩ ngơi nếu không sẽ bước đi bị tập tễnh.
Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu như đau nhức, cứng khớp háng…Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp chấn thương chỉnh hình để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.
Thông thường, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm cơ bản và chụp X-quang để chẩn đoán bệnh chính xác.
Những cách điều trị đau khớp háng
Đau khớp háng có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:
Điều trị đau khớp háng không cần phẫu thuật
Đối với tình trạng mới khởi phát, bệnh nhân không cần phẫu thuật mà vẫn có thể trị khỏi đau khớp háng theo những cách sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bệnh nhân cần hạn chế hoặc thay đổi một số thói quen sinh hoạt mỗi ngày, giảm áp lực cho khớp háng như: không đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo cầu thang, ngừng các môn thể thao gia tăng sức nặng ở khớp háng (cầu lông, bóng đá…)
Giảm cân
Thực hiện giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên khớp háng, giảm đau cho người bệnh và hỗ trợ sự phục hồi tốt.
Ngoài ra, bạn nên tập luyện vừa phải với những bài tập phục hồi chức năng, duy trì biên độ vận động của khớp như vật lý trị liệu hay tập yoga cho người bệnh xương khớp.
Dùng thuốc kháng viêm
Dùng một số loại thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, aspirin, naproxen để kiểm soát cơn đau. Các loại thuốc này có thể sử dụng trong một quãng thời gian hoặc chỉ sử dụng khi bị cơn đau hoành hành.
Đặc biệt, thuốc có một số tác dụng phụ như buồn nôn, loét dạ dày…Vì vậy, bạn nên uống thuốc theo chỉ định bác sĩ và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường.
Điều trị bằng phẫu thuật
Trong tình trạng nghiêm trọng, thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không khỏi, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phẫu thuật thay khớp háng gồm có thay khớp toàn phần hoặc bán phần, hàn cứng khớp…Đây đều là những phương pháp phổ biến được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương và tuổi tác của bệnh nhân.
Những điều cần lưu ý khi điều trị đau khớp háng
Trong quá trình điều trị đau khớp háng, bệnh nhân nên tuân thủ theo những lưu ý sau đây:
- Không vận động quá sức, tránh làm việc nặng nhọc như khuân vác đồ.
- Dành thời gian nghỉ dưỡng hợp lý, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Duy trì tập luyện các bài tập phù hợp nhưng cũng không nên quá sức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, tăng cường bổ sung thực phẩm chứa canxi, vitamin D và omega3…Các nhóm thực phẩm này sẽ giúp tái tạo xương sụn khớp, giúp xương chắc khỏe.
- Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi để giảm đau, kháng viêm và giúp xương nhanh chóng phục hồi.
- Tuyệt đối tránh xa rượu, bia và thuốc lá hay những món ăn nhiều dầu mỡ, gây hại xương khớp.
Đau khớp háng gây cản trở đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, bạn nên sớm kiểm tra tình trạng xương khớp và tuân thủ cách điều trị thích hợp để đạt kết quả tốt nhất. Chúc bạn sớm hồi phục và có nhiều sức khỏe.