Thuốc Glonazol chỉ định điều trị nấm chủng Candida, lang ben, vẩy nến, hắc lào, viêm da…

Glozanol là một nhóm thuốc chữa trị các bệnh về da liễu. Thuốc thường được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Vậy Glozanol có tác dụng gì? Tương tác thuốc và cách bảo quản như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại thuốc này.

>>  Thuốc Dibetalic chỉ định điều trị các bệnh viêm da, vảy nến, trị mụn… hiệu quả nhất hiện nay

>>  Thuốc Chloram phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi mổ, bỏng do hoá chất, bệnh về mắt…

Glonazol là loại kem bôi da được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed.

Glonazol được đăng ký theo chuẩn của Bộ Y Tế. Số đăng ký sản phẩm VD-23539-15.

Thuốc được đóng gói dạng tuýp, mỗi tuýp 10g.

Glonazol thường được sử dụng theo dạng kê đơn.

Mỗi 10g Glonazol cream có chứa 20g hoạt chất Ketoconazol

Các loại tá dược khác vừa đủ.

Glonazol có chứa thành phần chính là Ketoconazol
Glonazol có chứa thành phần chính là Ketoconazol

Thuốc bôi Glonazol có công dụng:

Điều trị các triệu chứng nấm trên da, kẽ tay, chân và đùi

Chữa nấm chủng Candida, lang ben, vẩy nến, hắc lào

Trị viêm da, viêm da tiếp xúc và viêm da tuyến bã nhờn

Thuốc Glonazol được chỉ định cho bệnh nhân nhiễm nấm ngoài da, nấm toàn thân và nấm kẽ tay, chân do các loại nấm Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis. Đồng thời, điều trị được nấm Candida và lang ben.

Chữa viêm da do Pityrosporum ovale gây ra.

Không sử dụng Glonazol cho bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Hoạt chất ketoconazole trong Glonazol là một loại thuốc chống nấm, truyền dẫn chất imidazole. Hoạt chất này có tác dụng cản trở sự tổng hợp ergosterol và làm thay đổi đặc tính thấm hút của màng tế bào với các chủng nấm nhạy cảm.

Ketoconazole là loại thuốc chống nấm phổ rộng có tác dụng đối với nhiều loại nấm như Candida, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis, Cryptococcus neoformans, Epidermophyton floccosum, Histoplasma capsulatum, Malassezia, Microsporum canis, Trichophyton mentagrophytes, T. rubrum và Paracoccidioides brasiliensis.

Đồng thời, thuốc cũng có dược lực với một vài chủng nấm Aspergillus và Sporothrix schenckii.

Glonazol chuyên đặc trị các bệnh về da, nấm trên da
Glonazol chuyên đặc trị các bệnh về da, nấm trên da

Hoạt chất Ketoconazole không tạo ra nồng độ để có thể tìm thấy trong máu khi sử dụng bôi tại chỗ.

Người bệnh nên tuân thủ liều dùng theo đơn thuốc bác sĩ. Bạn có thể tham khảo liều dùng sau đây:

Bôi thuốc Glonazol 1 lần/ngày và sử dụng liên tục trong 2 tuần đối với vùng da bị nhiễm nấm, nấm da chân, nấm da đùi và lang ben.

Bôi thuốc 2 lần/ngày và sử dụng trong 4 tuần khi cần điều trị viêm da tiết bã.

Trẻ em thuộc nhóm khuyến cáo sử dụng Glonazol. Vì vậy, nếu bắt buộc phải dùng, phụ huynh nên đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng, cách dùng và những lưu ý riêng biệt của bác sĩ.

Khi bôi thuốc Glonazol cream, chỉ nên bôi lớp mỏng để tránh gây bí da và kích ứng da ngoài ý muốn.

Nếu thấy các triệu chứng giảm sau vài ngày, nên tiếp tục sử dụng cho đến khi khỏi hẳn.

Xem lại chẩn đoán và báo ngay cho bác sĩ khi bôi thuốc sau 4 tuần điều trị.

Trong quá trình dùng Glonazol và kể cả khi đã thuyên giảm, bệnh nhân nên tuân thủ biện pháp vệ sinh và theo dõi sức khoẻ, kiểm tra để tránh bệnh tái nhiễm.

Trong trường hợp bôi thuốc quá liều và gây tình trạng dị ứng, bỏng da…người bệnh cần được đưa đi cấp cứu.

Ngoài ra, thuốc cũng có sự tương tác, bạn nên khai báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng và mang theo khi tái khám để bác sĩ có phương hướng điều trị.

Nên sử dụng thuốc đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả thuốc. Nếu trường hợp sử dụng thuốc quá liều và thời gian bôi thuốc quá gần nhau, bạn nên theo dõi các hiện tượng kích ứng và đến cơ sở y tế để tìm cách xử lý.

Bôi thuốc đúng liều giúp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn
Bôi thuốc đúng liều giúp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn

Một số trường hợp sau khi điều trị bằng ketoconazole bôi ngoài da đã có hiện tượng nóng rát và kích ứng. Khi gặp trường hợp trên, bạn nên ngưng sử dụng, rửa sạch vùng da và hỏi ý kiến bác sĩ để thay đổi phương pháp trị liệu hoặc ngăn chặn những phản ứng. Đặc biệt lưu ý, không nên tự ý ngưng hoặc sử dụng thuốc khác khi chưa có chỉ định chuyên môn.

Bệnh nhân nên thông báo đầy đủ về tình trạng sức khoẻ, tiền sử bệnh và các vấn đề liên quan cho bác sĩ hiểu rõ trước khi kê thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nhờ sự tư vấn của bác sĩ nếu có bất kì thắc mắc nào.

Phụ nữ có thai nên cân nhắc khi dùng Glonazol.

Ngoài ra, bạn nên tra cứu bảng phân loại dùng thuốc theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để biết được chỉ số an toàn của Glonazol khi sử dụng.

A = Không có nguy cơ

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu

C = Có thể có nguy cơ

D = Có bằng chứng về nguy cơ

X = Chống chỉ định

N = Vẫn chưa biết

Các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ sử dụng thuốc tân dược khi đang trong giai đoạn cho con bú. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc việc sử dụng Glonazol.

Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và lưu ý các mục chống chỉ định, tác dụng phụ để thận trọng hơn và quyết định giữa lợi ích và tác hại khi sử dụng.

Nhóm đối tượng người cao tuổi có độ nhạy cảm với thuốc cao hơn người độ tuổi trung niên. Do vậy, nên thận trọng khi sử dụng.

Một vài loại thực phẩm có khả năng tương tác thuốc. Bạn nên đọc kỹ lưu ý về chế độ ăn uống và cẩn trọng trong việc dùng thuốc.

Thận trọng sự kích ứng da của Glonazol
Thận trọng sự kích ứng da của Glonazol

Sự tương tác thuốc được cho là có mức độ nguy hiểm và cần được chú trọng hơn. Tương tác thuốc do nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

Glonazol tương tác với một số thuốc có thể thay đổi khả năng hoặt động của thuốc hoặc làm biến đổi, tăng sự ảnh hưởng. Bạn nên cho bác sĩ biết về những loại thuốc đang sử dụng, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn, thuốc thực phẩm chức năng, các vitamin khoáng chất….Thận trọng tránh để xảy ra sự kích ứng ngoài ý muốn.

Thức ăn và đồ uống có thể tương tác với Glonazol ở mức độ nhất định. Thông thường là các món ăn hải sản và rượu, bia, đồ uống chứa cồn. Bệnh nhân không nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có khả năng tương tác khi sử dụng Glonazol để điều trị.

Mỗi loại thuốc đều có phương pháp bảo quản khác nhau. Đối với Glonazol, thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, có nhiệt độ thích hợp và tránh ánh sáng trực tiếp. Đọc kỹ hướng dẫn cách bảo quản ngay trên bao bì.

Thuốc Glonazol được bán với nhiều mức giá khác nhau ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chính xác giá bán lẻ, bạn nên tìm hiểu và liên hệ trực tiếp các hiệu thuốc gần nhất.

Giá bán sỉ được công bố là 11000vnd/tuýp.

Bạn có thể tìm mua thuốc Glonazol tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế hoặc nhà thuốc tại bệnh viện chuyên khoa da liễu.

Bài viết đã cung cấp thông tin về thuốc Glonazol bôi ngoài da trị nấm. Hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn và sử dụng thuốc một cách an toàn. Mặc dù là thuốc bôi ngoài da nhưng Glonazol có thể gây phản ứng ngoài ý muốn, không nên tự ý sử dụng. Chúc bạn sớm chữa khỏi bệnh và có thật nhiều sức khoẻ.

>>  Bệnh nấm da: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh

>>  Áp dụng ngay 1 trong 3 cách trị nấm da dưới đây để bệnh được chữa khỏi hoàn toàn