Hydrocortisone là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng

Hydrocortisone là một loại thuốc tốt dành cho việc điều trị eczema cấp và mãn tính. Tuy nhiên, thuốc cần sử dụng đúng cách để phát huy tốt hiệu quả. Vậy cách sử dụng thuốc như thế nào? Công dụng của thuốc có tốt không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Hydrocortisone có dược chất chính là hydrocortisone, là 1 loại thuốc corticosteroid thuộc nhóm glucocorticosteroid. Do thuốc được bào chế và sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau nên nồng độ hydrocortisone của mỗi dạng là khác nhau. Các dạng thuốc và hàm lượng bao gồm:

– Dạng kem: 0,5%, 1%, 2,5%

– Dạng gel: 0,5%, 1%.

– Dạng thuốc xức: 0,25%, 0,5%, 1%, 2,5%.

– Dạng thuốc mỡ: 0,25%, 1%, 2,5%.

– Dạng dung dịch (dùng ngoài): 0,5%, 1%, 2,5%.

– Dạng viên nén (uống): 5, 10, 20 mg.

– Dạng hỗn dịch hydrocortison acetat (tiêm): 25 mg/ml và 50mg/ml (tính theo dẫn chất acetat).

– Dạng dung dịch hydrocortison natri phosphat (tiêm): 50 mg/ml (tính theo hydrocortison).

– Dạng bột hydrocortison natri sucinat (tiêm): 100 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g (tính theo hydrocortison).

– Dạng thuốc được pha để tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: Pha theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trong trường hợp nhằm truyền tĩnh mạch, dùng dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dung dịch dextrose 5% pha loãng thuốc tiếp nồng độ 0,1 – 1 mg/ml.

Anti – itch cream Hydrocortisone 1%
Anti – itch cream Hydrocortisone 1%

Thuốc Hydrocortisone dạng bôi được sử dụng trong quá trình điều trị các chứng bệnh về da liễu dưới đây:

– Eczema cấp và mãn tính (từ nhiều nguyên nhân khác nhau).

– Ngứa hậu môn và bộ phận sinh dục.

Thuốc Hydrocortisone dạng uống và tiêm: được dùng để điều trị thay thế cho các trường hợp suy vỏ thượng thận như:

– Suy vỏ thượng thận tiên phát

– Suy vỏ thượng thận thứ phát

– Hội chứng thượng thận sinh dục

– Người bị tăng sản thượng thận bẩm sinh

Hydrocortisone đựơc chỉ định sử dụng cho các tình trạng sau:

– Kích ứng da (mức độ nhẹ)

– Da bị gứa và phát ban vì: chàm, sồi độc, chất tẩy rửa, xà phòng, vết côn trùng cắn, mỹ phẩm hoặc trang sức.

– Ngứa và kích ứng da đầu

– Ngứa và sưng hậu môn (nguyên nhân do bệnh trĩ, các bệnh viêm hậu môn trực tràng)

– Da bị ngứa, mẩn đỏ, khô, viêm, vảy, đóng vảy, chứng khó chịu các bệnh ngoài da khác nhau.

Việc dùng thuốc Hydrocortisone cần lưu ý chống chỉ định cho các trường hợp sau:

– Bệnh nhân nhiễm khuẩn

– Bệnh nhân nhiễm virus như zona, thủy đậu, herpes giác mạc

– Bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm nấm

Do Hydrocortisone dạng uống/tiêm là thuốc thuộc nhóm glucocorticoid nên những trường hợp này chỉ có thể áp dụng Hydrocortisone và glucocorticoid nói chung sau khi đã được điều trị chống nhiễm.

Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn kèm theo hoặc chỉ định của bác sĩ.

– Dùng 1 – 4 lần/ngày cho bệnh da.

– Vết loét miệng: Dùng 2 – 3 lần/ngày. Thời điểm thích hợp là sau khi ăn hoặc trước khi ngủ. Báo cho bác sĩ nếu vết loét miệng không lành sau 7 ngày dùng thuốc.

– Viêm đại tràng: Dùng 2 – 3 lần/ngày (mỗi buổi sáng và ban đêm), dùng trong 2 – 3 tuần. Báo cho bác sĩ nếu chứng viêm đại tràng không cải thiện sau 3 tuần dùng.

– Viêm đại tràng proctitis: Dùng Hydrocortisone 2 – 3 lần/ngày, dùng trong 2 – 3 tuần (thường cải thiện sau 7 ngày dùng)

– Bệnh trĩ: 2 lần/ngày (vào mỗi buổi sáng và ban đêm), dùng trong 2 – 6 ngày.

– Bệnh nhân suy thượng thận thứ phát và suy thượng thận tiêm phát mạn: Dùng 20 mg Hydrocortisone vào sáng sớm và 10 mg vào buổi chiều.

– Người mắc hội chứng thượng thận – sinh dục, tăng sản thượng thận bẩm sinh: Dùng Hydrocortisone 0,6 mg/kg/ngày (chia thành 2 hoặc 3 lần uống) kết hợp với fluorocortison acetat 0,05 – 0,2 mg/ngày.

Hướng dẫn dùng cho trường hợp cấp cứu: sử dụng Hydrocortisone dạng thuốc tiêm tan trong nước như sau:

– Trạng thái hen, hen nặng cấp: Tiêm tĩnh mạch 100 mg – 500 mg Hydrocortisone (lặp lại 3 – 4 lần trong 24 tiếng), tùy vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân và tình trạng bệnh.

– Trẻ em: Dưới 1 tuổi dùng 25 mg, từ 1 đến 5 tuổi dùng 50 mg, từ 6 đến 12 tuổi dùng 100 mg.

– Có thể dùng truyền dịch, điện giải trong trường hợp cần điều chỉnh rối loạn chuyển hóa.

– Ngoài tiêm tĩnh mạch có thể áp dụng tiêm bắp nhưng khả năng đáp ứng của Hydrocortisone có vẻ chậm hơn.

– Suy thượng thận cấp: Tiêm liều 100 mg đầu tiên, lặp lại mỗi 8 tiếng. Trong 5 ngày tiếp theo, giảm liều dần dần đến liều duy trị 20 – 30 mg/24 tiếng.

– Sốc phản vệ: Đầu tiên, tiêm adranalin. Tiếp theo, tiêm tĩnh mạch Hydrocortisone 100 – 300 mg.

– Sốc nhiễm khuẩn: Dùng liều cao. Ban đầu, tiêm tĩnh mạch 1 g. Đối với sốc nguy hiểm đến tính mạng: dùng 50mg/kg ban đầu, lặp lại sau 4 tiếng và có thể lặp lại mỗi 24 tiếng. Khi dùng liều cao, cần lưu ý tiếp tục dùng đến khi bệnh nhân ổn định, tránh dùng quá 48 – 72 tiếng nhằm tránh tình trạng tăng natri huyết.

Hydrocortisone Roussel 10 mg dạng uống
Hydrocortisone Roussel 10 mg dạng uống

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Tác dụng phụ thường:

Khô da, nứt da, ngứa da, nổi mụn, màu da thay đổi.

  • Tác dụng phụ nghiêm trọng:

Khó thở, phát ban nặng, nhiễm trùng da, da bị sưng, đỏ hoặc ra mủ.

  • Tác dụng phụ thường thấy:

– Loãng xương, teo cơ.

– Hội chứng dạng Cushing, chậm lớn(ở trẻ em)

– Không đáp ứng thứ phát của tuyến yên và vỏ thượng thận (thường gặp khi phẫu thuật, tăng cân, khi bị chấn thương…)

  • Tác dụng phụ ít thấy:

– Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày

– Các triệu chứng rối loạn tâm thần như hưng phấn quá độ, lú lẫn, trầm cảm khi ngừng thuốc.

  • Tác dụng phụ hiếm thấy:

– Teo da, viêm da tiếp xúc, liền sẹo chậm

– Phản ứng dạng phản vệ, phản ứng miễn dịch, co thắt phế quản

– Nhiễm khuẩn do vi khuẩn cơ hội

  • Đối với hội chứng dạng Cushing và chứng loãng xương

Chọn cẩn thận những chế phẩm steroid, áp dụng liệu pháp phụ trợ trong điều trị loãng xương do steroid như canxi, vitamin D…

  • Đối với tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn cơ hội

Thường xuyên theo dõi để phát hiện, có thể sử dụng kháng sinh nếu cần.

Việc sử dụng Hydrocortisone cần người dùng lưu ý những điều dưới đây.

  • Thận trong khi dùng liều cao cho các trường hợp

– Người bị loãng xương.

– Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng.

– Người loạn tâm thần.

– Người mới nối ruột.

– Người bệnh lao.

– Bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim

– Trẻ em đang lớn.

Lưu ý không dùng Glucocorticoid nói chung, Hydrocortisone nói riêng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, trừ khi bệnh nhân đã được dùng thuốc chống nhiễm khuẩn từ trước.

  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai

– Dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao gây nguy cơ ức chế vỏ thượng thận thai.

– Dùng thuốc trước chuyển dạ gây tác dụng hống hội chứng suy hô hấp, không tốt với trẻ đẻ non.

– Khi điều trị hen ở thai phụ có thể dùng glucocorticoid.

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ giai đoạn cho con bú: Hydrocortison khi bài tiết qua sữa sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Tránh dùng quá liều Hydrocortisone. Khi gặp tình trạng quá liều Hydrocortisone, có thể điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng chứ chưa có thuốc đối kháng điển hình.

Nên dùng thuốc đều đặn. Nếu quên liều thì cần dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra đã gần sát với thời điểm dùng liều tiếp theo thì bỏ qua và dùng tiếp như bình thường, không nên dùng bù.

  • Cần tuân theo chế độ ăn uống phù hợp

– Hàm lượng natri thấp.

– Ít muối.

– Giàu kali.

– Giàu protein.

Hydrocortisone Anti-itch ointment – Hydrocortisone dạng thuốc mỡ
Hydrocortisone Anti-itch ointment – Hydrocortisone dạng thuốc mỡ

– Để nơi khô ráo

– Để ở nhiệt độ phòng

– Tránh ánh nắng mặt trời

– Đậy kín trong hộp.

– Để xa tầm với của trẻ.

Thuốc Hydrocortisone được bày bán tại nhiều cơ sở với giá khác nhau, không có giá cố định chung. Giá tham khảo cho 1 lọ thuốc Hydrocortisone 100 mg là 18.900 đồng.

Mong rằng bài viết về thuốc Hydrocortisone trên đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc, giúp bạn sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả. Chúc bạn sớm chữa khỏi bệnh và có nhiều sức khoẻ.