Mụn cóc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị
Mụn cóc là một khối u nhỏ sần sùi có màu trắng và mọc trên da bàn tay hay bàn chân. Bệnh không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhưng làm mất đi tính thẩm mĩ và ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy, mụn cóc là gì, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để chữa trị. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh này.
Mụn cóc là gì
Mụn cóc hay còn gọi là hột cơm là những nốt sần sùi trên da, đôi khi nó thành từng mảng giống như chùm súp lơ. Căn bệnh này rất phổ biến, nhiều người mắc phải do virus papilloma ở người gây ra. Mụn cóc có tính lây lan cao và thông thường sẽ hết sau vài tuần hoặc vài năm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bất cứ ai cũng có thể mắc chứng mụn cóc, nhưng đối tượng mắc nhiều nhất là thanh thiếu niên, trẻ em hay những người có hệ miễn dịch kém. Mụn cóc thường tự biến mất mà không cần điều trị, nó không làm người bệnh thấy đau đớn hay khó chịu.
Mụn cóc chia làm nhiều loại: mụn cóc thường (verruca vulgaris, wart), mụn cóc phẳng (verruca plana), mụn cóc lòng bàn chân (verruca) và mụn cóc sinh dục (hay gùi mào gà). Các mụn cóc này có thể tự khỏi nhưng nếu không muốn làm mất đi tính thẩm mĩ thì có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để chữa bệnh.
Nguyên nhân gây mụn cóc
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mụn cóc đó là virus papilloma ở người, thông thường là ở những người liên quan tới sinh sản hay ung thư bộ phận sinh dục. Những vết xước trên da chính là con đường lây nhiễm bệnh nhanh nhất.
- Con đường lây nhiễm nhanh nhất chính là quan hệ tình dục, nhất là khi quan hệ với gái mại dâm.
- Trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh do lây truyền từ mẹ sang con.
- Vệ sinh kém khiến bộ phận sinh dục ẩm ướt cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mụn cóc.
- Các bệnh lý như bao quy đầu dài, viêm âm đạo, viêm âm hộ,… cũng là nguyên nhân mụn cóc phát triển.
Triệu chứng của mụn cóc
Dấu hiệu điển hình nhất để nhận diện mụn cóc đó là những khu vực nổi mụn trên cơ thể có hình dạng mụn hột. Tuy nhiên, mỗi loại mụn cóc sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là triệu chứng cụ thể của từng loại:
# Triệu chứng mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường xuất hiện đầu tiên ở mặt nhưng sẽ lan đến ngón tay, kẽ tay, bàn tay thông qua việc cắn móng tay hay gãi ngứa. Mụn cóc thông thường có biểu hiện như sau:
- Mặc dù xuất hiện đầu tiên ở mặt nhưng nó phát triển nhiều nhất ở các ngón tay, móng tay và mu bàn tay.
- Mụn cóc thông thường thường xảy ra ở những chỗ da bị xước như người bệnh hay cắn móng tay và cắt, tỉa móng tay.
- Biểu hiện rõ nhất của mụn này là những nốt chấm nhỏ màu đen.
- Khi sờ vào sẽ cảm thấy sần sùi.
# Mụn cóc chân
Đặc điểm nhận dạng mụn cóc chân là:
- Phát triển nhiều nhất ở lòng bàn chân, đôi khi phát triển thành các cụm dày đặc.
- Mụn thường phẳng, mọc bên trong.
- Cảm nhận rõ nhất là khi đi thấy đau, như giẫm phải sạn.
- Mụn là những chấm màu đen ở lòng bàn chân.
# Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng có thể mọc ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhưng nếu là trẻ em thì thường xuất hiện ở mặt, là nam giới thì hay mọc khu vực có râu còn với nữ giới thì xuất hiện ở chân. Đặc điểm của mụn cóc phẳng là:
- Các nốt mụn nhỏ hơn và độ sần sùi ít hơn so với mụn khác.
- Khuynh hướng phát triển theo số lượng lớn, cả cụm, thường từ 20 – 100 nốt mụn tích tụ với nhau.
# Mụn cóc dạng sợi mảnh
Đặc điểm nổi bật của mụn cóc dạng sợi mảnh là:
- Những nốt mụn là những sợi dài và mập như ngón tay.
- Thường xuất hiện ở miệng, mặt, mũi và phát triển rất nhanh.
Mụn cóc và cách chữa trị
Mụn cóc tuy không ảnh hưởng gì nghiêm trọng nhưng nó làm mất đi tính thẩm mĩ nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nói là bệnh có thể tự hết nhưng nếu chữa bệnh sớm sẽ giúp người bệnh tự tin hơn. Có nhiều cách chữa bệnh, trong đó chủ yếu là những cách sau:
# Điều trị mụn cóc bằng Tây y
Tây y mang đến 2 cách chữa mụn cóc hiệu quả nhất đó là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Dưới đây là từng cách chữa mụn cụ thể.
Mụn cóc và cách điều trị nội khoa
Chữa mụn cóc bằng biện pháp nội khoa thường áp dụng các loại thuốc, đó là những loại thuốc sau:
- Cách trị mụn cóc với dung dịch axit: Dung dịch axit điển hình là Salicylic và Lactic (Duofilm, Collomack) dùng cho trường hợp mụn nhỏ hơn 0.5cm. Lấy dung dịch chấm lên từng nốt mụn, tránh để axit dính ra vùng da lành. Chú ý là nên dùng xà phòng vệ sinh da trước khi dùng thuốc. Tác dụng của thuốc này là làm bong sừng, tiêu hủy tế bào sừng hóa do virus gây ra.
- Cách trị mụn bằng cách chấm nitơ lỏng: Đó là nitrogen ở dạng hóa lỏng ở nhiệt độ thấp (âm 196 độ C). Người bệnh chỉ cần chấm dung dịch lên các nốt mụn, thực hiện dùng thuốc theo đợt, mỗi đợt cách nhau 1 – 2 tuần. Thuốc này có tác dụng liền sẹo nhanh chóng nhưng khi mới bôi vào sẽ có cảm giác đau.
Chữa mụn cóc bằng ngoại khoa
Ngoài những loại thuốc trên thì chữa mụn cóc có thể áp dụng ngoại khoa. Đó là những biện pháp sau:
Đốt điện: Biện pháp này được tiến hành cho những nốt mụn nhỏ hơn 1cm ở những vị trí khó tiểu phẫu như kẽ ngón tay. Biện pháp này nhờ vào dòng điện cao tần để loại bỏ những nốt mụn sần trên da. Hiệu quả biện pháp này mang lại rất cao, tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm nhưng thời gian lành vết thương sẽ hơi lâu.
Tiểu phẫu: Đó là khi mụn cóc có kích thước 2cm và nằm ở các vị trí phẳng như lòng bàn tay, lòng bàn chân. Biện pháp này mang đến hiệu quả cao, thời gian lành vết thương nhanh chóng nhưng chi phí cho một cuộc phẫu thuật khá cao.
# Cách trị mụn cóc trên tay bằng mẹo dân gian
Nếu hiện tượng mụn cóc trên cơ thể bạn mới xuất hiện, hơn nữa các nốt mụn này cũng còn đang nhỏ, rời rạc thì có thể bạn không cần phải dùng thuốc hay đến bệnh viện làm phẫu thuật. Thay vào đó, những liệu pháp dân gian cũng có thể làm những nốt mụn này biến mất nhanh chóng.
Cách trị mụn cóc bằng tỏi
Trong tỏi có hoạt tính Azooene, dianllil disulfide, diallil-trisulfide tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Cho nên, bạn hoàn toàn có thể dùng tỏi để chữa mụn cóc.
Để dùng tỏi chữa mụn cóc, bạn chỉ cần giã nát nhánh tỏi rồi chà xát lên vùng da mụn từ 5 – 10 phút mỗi ngày. Nên nhớ là cần rửa sạch da bằng nước muối trước khi tiến hành.
Trị mụn cóc bằng nha đam
Trong nha đam có hàm lượng axit malic cao có công dụng bào mòn tế bào chết do mụn cóc gây ra. Đồng thời nha đam cũng có công dụng kháng khuẩn rất hiệu quả nên dùng nha đam chữa mụn cóc là biện pháp hữu hiệu.
Để dùng nha đam trị mụn cóc, bạn chỉ cần lấy một nhánh nha đam, rửa sạch, gọt vỏ rồi lấy phần gel bên trong bôi lên vùng da bị mụn mỗi ngày. Nên nhớ vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi.
Cách phòng chống mụn cóc
Để hạn chế mụn cóc đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh thì những cách điều trị trên vẫn chưa đủ. Bạn nên trang bị cho mình những cách phòng tránh bệnh để da không bị nổi lên những nốt mụn cóc đáng ghét. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh này:
- Không tiến hành cắt tỉa, cạo khu vực có mụn để virus không bị lây lan.
- Không dùng cắt móng tay cắt trên phần da có mụn, không căn móng tay nếu xung quanh đó có mụn cóc.
- Luôn giữ tay khô ráo để mụn cóc không có điều kiện phát triển.
- Nếu chạm tay vào mụn cóc, cần rửa tay sạch sẽ.
- Không dùng chung đồ dùng với người khác để không lây bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn để bệnh không lây lan.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến mụn cóc và cách chữa trị. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó có tính lây nhiễm cao vì thế người bệnh cần hết sức cẩn thận để không lây bệnh sang người khác.
Nguyễn Quỳnh (t/h)