Phác đồ điều trị thủy đậu hiệu quả nhất được Bộ Y tế chứng nhận

Phác đồ điều trị thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng thuốc dựa trên kết quả kiểm tra dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm bệnh. Do đó, trước khi điều trị người bệnh cần làm các xét nghiệm chẩn đoán về tình trạng, mức độ của bệnh, sau đó bác sĩ sẽ kê đơn và lựa chọn lộ trình điều trị phù hợp nhất.

>> Triệu chứng bệnh thủy đậu và cách điều trị bệnh ngay tức thời

>> Nguyên nhân bệnh thủy đậu và cách phòng tránh người bệnh cần chú ý

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh Chickenpox, là bệnh lý truyền nhiễm rất dễ lây lan qua đường hô hấp và phát triển thành đại dịch trong thời gian ngắn. Nguyên nhân của bệnh là do cơ thể bị nhiễm virus Varicella Zoster – loại virus này rất dễ lây từ người sang người.

Sau khi nhiễm virus người bệnh sẽ không phát bệnh ngay, mà sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng từ 15 – 20 ngày. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu xuất hiện đột ngột, đầu tiên người bệnh thường bị sốt cao, sau đó trên da bị phát ban và nổi phỏng nước trên da, kèm cảm giác ngứa ngáy. Các phỏng nước này xuất hiện ở khắp cơ thể với mật độ khoảng 100 – 500 mụn.

Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em
Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh lý lành tính, có thể khỏi sau 5 – 7 ngày phát bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt bệnh có thể phát triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, viêm phổi, viêm não, biến dị ở trẻ sơ sinh,…

Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh. Phác đồ điều trị thủy đậu được Bộ y tế kiểm chứng, khuyên dùng và cho hiệu quả tốt nhất hiện nay dựa trên kết quả kiểm tra, xét nghiệm tình trạng bệnh lý.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ của bệnh thủy đậu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp người bệnh cần được làm xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng:

Ở giai đoạn đầu tiên của thủy đậu là thời gian ủ bệnh kéo dài từ khi nhiễm virus đến khi phát bệnh khoảng 10 – 20 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Tuy nhiên, virus mang bệnh có thể lây nhiễm sang người khác ở thời điểm ủ bệnh.

Giai đoạn tiếp theo, người bệnh có triệu chứng sốt và bắt đầu bị phát ban, trên da xuất hiện phỏng nước, cơ thể mệt mỏi, chán ăn kèm theo tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da. Các nốt mụn nước ngứa ngáy, khi gãi nhiều sẽ khiến các nốt mụn nước lan nhanh hơn.

Người bệnh sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng như: xét nghiệm mạch máu, xét nghiệm bạch cầu, chụp phổi, dò tủy sống, phân lập virus để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán này sẽ cho kết quả chính xác về tình trạng, mức độ của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thủy đậu phù hợp.

Chuẩn đoán biến chứng được thực hiện trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần tiến hành các phương pháp chụp, xét nghiệm để cho kết quả chính xác.

Một số biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải như: bội nhiễm thủy đậu, viêm phổi, các vấn đề về thần kinh, biến dị ở trẻ sơ sinh,… Mỗi biến chứng này sẽ có những biểu hiện riêng mà người bệnh cần được khám, chẩn đoán chính xác.

Dựa trên kết quả kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thủy đậu phù hợp. Điều trị bệnh căn cứ vào mức độ phát triển, tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể là:

– Với trẻ nhỏ, khi mắc thủy đậu cha mẹ cần cho bé nghỉ học ở nhà đến khi khỏi bệnh. Để bệnh không phát triển nhanh và lây lan sang trẻ khác.

– Sử dụng thuốc sát trùng ngoài da tại chỗ xanh methylen, bôi trực tiếp lên các vết mụn nước bị vỡ loét, để vết thương mau lành và không bị lây lan.

Sử dụng dung dịch xanh methylen bôi lên vết mụn vỡ
Sử dụng dung dịch xanh methylen bôi lên vết mụn vỡ

– Dùng thuốc kháng histamin để chống ngứa ngáy, khó chịu.

– Dùng thuốc điều trị Acyclovir: Thuốc có tác dụng làm giảm thời gian, triệu chứng, biến chứng của bệnh. Sử dụng cho hiệu quả tốt nhất khi dùng trước khi nổi mụn nước 24 giờ, người bệnh có dấu hiệu sốt, phát ban. Đặc điểm của thuốc như sau:

+ Được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp thủy đậu có nguy cơ biến chứng.

+ Liều lượng:

  • Người lớn: Viên 800mg, dùng 5 lần/ ngày trong 5 – 7 ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg, dùng 6 giờ/ lần.
  • Người bị suy giảm miễn dịch hoặc có biến chứng: dùng thuốc dạng tiêm tích mạch, 10 – 12,5mg/kg, dùng 8 giờ/ lần liên tục trong 7 ngày.

– Người bệnh có thể dùng Vaclacyclovir thay thế Acyclovir với liều lượng: 1g/lần, 3 lần/ngày, liên tục trong 7 – 10 ngày.

– Trường hợp kháng với Acyclovir, có thể thay thế bằng Foscarnet 40mg/kg/ lần, 3 lần/ngày, dùng trong 10 ngày.

– Trường hợp có dấu hiệu biến chứng:

+ Bị các tổn thương viêm da mủ do tụ cầu: Dùng thuốc oxacillin (Bristopen) hoặc vancomycin.

+ Trường hợp người bệnh có dấu hiệu viêm phổ: Dùng kháng sinh Cephalosporin thế hệ ba, hoặc nhóm quinolon (không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 12 tuổi).

Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt, thủy đậu sẽ không phát triển mạnh, giảm các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị và rất dễ lây lan, bùng phát thành đại dịch nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách tiêm vaccin chống thủy đậu. Đặc biệt, với trẻ nhỏ – đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng thủy đậu từ sớm, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

>>  Chữa bệnh thủy đậu: 3 phương pháp điều trị nhanh chóng, không để lại sẹo