Tất tần tật về bệnh ghẻ và cách chữa trị bạn cần biết

Bệnh ghẻ – một bệnh về da mang tính lan truyền cao, nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Nhắc đến tên ghẻ ngứa là hẳn mọi người cũng đã đoán được phần nào bệnh này, đặc trưng của nó là những cái ghẻ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Vậy, bệnh ghẻ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa ra sao?

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh ghẻ là tình trạng cái ghẻ có hình bầu dục, kích thước khoảng 0.2 – 0.4mm mọc trên da. Cái ghẻ rất nhỏ, gần như không nhìn thấy bằng mắt thường, và khi soi bằng kính hiển vi thì trông giống con rùa có 8 chân.

Cái ghẻ hầu như toàn bộ đời sống đều ký sinh trên da và bên trong da của chúng ta. Chúng thường hoạt động về đêm, xâm nhập vào từng lớp sừng của thượng bì, chúng đào hầm và đẻ trứng ở đó gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Thời gian phát bệnh ghẻ là sau ít nhất 2 – 4 tuần khi cái ghẻ bắt đầu xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Đó là thời gian mà nghẻ ngứa phát triển từ trứng đến khi trưởng thành hình thành cái ghẻ.

Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ngứa xảy ra chủ yếu ở tay, chân, đầu

Bệnh ghẻ gồm có 3 dạng sau:

Ghẻ Na-Uy (hay còn gọi là ghẻ vảy cứng hay ghẻ tăng sừng), bệnh ghẻ lây dữ dội do tăng lượng ký sinh trùng gây ngứa. Cái ghẻ này mọc khắp cơ thể, cả mặt hay da đầu, có thời điểm lên đến hàng triệu con. Bệnh thường xuất hiện ở những người còi xương suy dĩnh  dưỡng, người bị bệnh mãn tính,…

Ghẻ chàm hóa: Bệnh do ký sinh trùng có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei gây ra, nguyên nhân là do để bệnh lâu ngày hay vệ sinh kém, ngứa gãi nhiều.

Ghẻ chàm hóa bội nhiễm: Loại ghẻ lây lan rất nhanh qua đường tình dục và đường tiếp xúc. Bệnh này do để kéo dài khiến vùng da bị tổn thương sâu sắc, thường do viêm cầu khuẩn, viêm lông nang, mụn nhọt hay tình trạng áp-xe vú.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ghẻ là sự nhiễm ký sinh trùng ghẻ. Nhưng con đường nhiễm ký sinh trùng thường do:

  • Lây nhiễm từ người này sang người khác qua da vì đây là bệnh lây nhiễm qua đường sống chung, bắt tay, quan hệ tình dục.
  • Ngoài ra, bệnh ghẻ còn lây truyền qua đường mặc quần áo, sống chung, đắp chung chăn màn,… và lây nhiễm chủ yếu trong phạm vi gia đình, những người thường xuyên phải tiếp xúc, ăn ở cùng nhau.

Với những người bị ghẻ lần đầu tiên thì không có biểu hiện ngứa ngáy trong 2 tuần đầu, còn với những người bệnh đã lâu thì những lần phát bệnh tiếp theo hiện tượng ngứa xuất hiện ngay khi cái ghẻ xâm nhập.

Ghẻ ngứa thường xuất hiện ở những kẽ ngón tay, bàn tay, ngón tay, vùng bẹn, thắt lưng, ngón chân, bàn chân,… Với người lớn thì bệnh ghẻ thường xuất hiện những cái ghẻ trên cơ thể, còn trẻ e thì nốt ghẻ mọc khắp người. Bệnh phát dữ dội nhất là về đêm.

Bệnh ghẻ gây ra những cơn ngứa đến mức khó chịu, khiến người bệnh gãi nhiều thậm chí là cào xước da khiến cho da càng bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng viêm cầu thận. Đây là biến chứng nguy hiểm cho nên người bị ghẻ cần phải hết sức cẩn thận.

Ghẻ ngứa phát triển theo chu kỳ, do chưa được điều trị đúng cách nên cứ phát đi phát lại nhiều lần. Cho nên, tìm được cách chữa bệnh ghẻ là rất quan trọng. Vậy làm sao để chữa được bệnh này?

Để chữa bệnh ghẻ có nhiều phương pháp, dưới đây là 3 cách được nhiều người áp dụng đó là Tây y, Đông y và thuốc Nam.

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ bằng Tây y đó là cần phải phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách. Do ghẻ ngứa xuất phát từ nguyên nhân quan hệ tình dục nên cần điều trị cả người bệnh nhân có tiếp xúc tình dục dù có ghẻ hay không.

Bệnh ghẻ
Thuốc Tây y trị bệnh ghẻ

Điều trị ghẻ đặc hiệu:

Đó là ghẻ ở người trưởng thành và ghẻ ở người tuổi vị thành niên và trẻ lớn. Các thuốc chữa bệnh ghẻ gồm:

  • Dung dịch kem Lindane 1% bôi bên ngoài da một lớp mỏng, sau 8 giờ thì rửa sạch. Không dùng thuốc này cho trẻ em (nhất là trẻ suy dinh dưỡng), phụ nữ có thai và người đang cho con bú.
  • Kem Permethrin 5%; Benzyl benzoate 25% dùng bôi 2 đêm liên tục; Dung dịch hay kem Crotamiton (Eurax) bôi liên tục 5 đêm; Crotamiton; Mỡ lưu huỳnh 6%, bôi liên tục 3 đêm. Công dụng của những loại thuốc này là chống ngứa hiệu quả.
  • Thuốc uống Ivermectin với liều dùng 200mg/kg.

Điều trị ghẻ triệu chứng:

Các thuốc thường được áp dụng đối với ghẻ triệu chứng là kháng sinh đường uống Histamine HI như Chlorpheniramine hay Hydroxyzine dùng vào buổi tối.

Điều trị Ghẻ có biến chứng:

Với mỗi biến chứng của ghẻ thì có những loại thuốc khác nhau. Chẳng hạn như:

Với ghẻ bội nhiễm: Ghẻ chàm hóa và chàm hóa bội nhiễm thì điều trị chàm trước khi điều trị ghẻ.

  • Dùng dung dịch Eosin 2% hay Milian bôi vào chỗ bị nhiễm khuẩn.
  • Nếu cần có thể dùng thêm kháng sinh đường uống.

Với ghẻ Na-Uy:

  • Dùng thuốc salicylic 5% – 10% bôi ngoài da nhằm tiêu sừng.
  • Uống Ivermectin để trị ghẻ.

Đông y mang đến 2 bài thuốc đặc trưng trị bệnh ghẻ đó là bài thuốc uống trong và bài thuốc ngoài. Mỗi bài thuốc mang đến công dụng, hiệu quả khác nhau:

Bài thuốc uống trị bênh ghẻ:

Công dụng: Giúp sơ phòng, hóa thấp, thanh nhiệt, hạn chế ngứa ngáy và chữa bệnh từ bên trong.

Thành phần: Phòng phong, Kinh giới, Khổ sâm, Thương truật, Sinh địa, Đương quy, Tri mẫu, Mộc thông, Ngưu bàng tử, Thạch cao, Cam thảo, Thuyền thoái.

Tiến hành: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang và dùng kiên trì trong khoảng 2 tháng là bệnh sẽ hết, không tái phát.

Bài thuốc chữa cái ghẻ bên ngoài:

Đó là những bài thuốc bôi, tắm rửa ngoài giúp giảm các cơn ngứa tức thì. Có nhiều bài thuốc chữa ghẻ bôi ngoài, điển hình là 3 bài thuốc sau:

Bài thuốc thứ nhất: Cho 50gr Lưu hoàng, 20gr Hùng hoàng khô, 10gr Khô phàn đem tán mịn. Sau đó trộn bộn này với mỡ lợn, và bôi lên vùng da bị tổn thương. Áp dụng hàng ngày các cơn ngứa ngáy sẽ giảm nhanh chóng.

Bài thuốc thứ 2: Cho lá Khổ sâm, lá Xoan, lá Khế, lá Trầu không, lá Diếp cá và lá Chuối vào nối đun nước. Lấy nước này tắm hàng ngày.

Bài thuốc thứ 3: Lấy hạt máu chó giã nát rồi vắt lấy nước đem nấu cô đặc rồi bôi vào vùng da bị tổn thương.

Ngoài cách chữa bệnh ghẻ bằng Đông y và Tây y trên thì dân gian cũng có nhiều biện pháp chữa cái ghẻ hiệu quả. Đó là những bài thuốc sau:

Bệnh ghẻ
Cái ghẻ có thể điều trị bằng bài thuốc Nam từ lá bạc hà
  • Lấy lá Bạc hà tươi rửa sạch, giã nát đắp lên da ghẻ. Lá Bạc hà có công dụng giảm ngứa, kháng khuẩn tốt nên chữa ghẻ rất hiệu quả.
  • Dùng tinh dầu Mù u chấm vào nốt ghẻ, mỗi ngày 2 – 3 lần và thực hiện trong khoảng 2 – 7 ngày.
  • Dùng tinh dầu Khuynh diệp xúc bôi trực tiếp vào vùng da ghẻ giúp diệt khuẩn, giám ngứa hiệu quả đồng thời làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Vệ sinh vùng da tổn thương bằng dung dịch muối giúp loại bỏ ghẻ nhanh chóng, dễ dàng.

Ghẻ không chỉ gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu mà nó còn làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút, người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Cho nên, ngoài việc điều trị bệnh thì phòng tránh cũng là việc làm rất quan trọng. Để ngăn ngừa ghẻ ngứa, bạn có thể tiến hành những biện pháp sau đây:

  • Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh giặt giũ quần áo, giường chiếu, phơi khô trước khi mặc.
  • Không ngủ chung giường, không đắp chung chăn và không mặc chung quần áo với người bị ghẻ.
  • Cần điều trị ghẻ ngứa cho tất cả mọi người trong gia đình vì đây là bệnh lây nhiễm.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh ghẻ và cách điều trị. Đây là bệnh lây nhiễm rất cao nên cần có những biện pháp phòng tránh. Hãy áp dụng những cách điều trị và phòng tránh trên để bệnh ghẻ không còn là nỗi lo.

Nguyễn Quỳnh (t/h)