Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng Histamin trong điều trị dị ứng, bệnh ngoài da, đường tiêu hóa…

Thuốc kháng Histamin là một nhóm thuốc có mặt trong những phương pháp điều trị dị ứng phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết được đặc tính của thuốc kháng Histamin là gì. Công dụng của thuốc như thế nào đối với cơ thể. Để giải đáp những thắc mắc của người dùng, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Thuốc kháng Histamin là một loại dược phẩm có khả năng đối kháng với các hoạt động thụ thể histamin trong cơ thể. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong các phác đồ điều trị dị ứng hiện nay. Ngoài ra, một số trường hợp, thuốc còn có công dụng làm giảm triệu chứng cảm mạo, cảm lạnh thông thường.

Histamin có đặc tính dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và niêm mạc mũi, phế quản. Ngoài ra, phản ứng của Histamin còn gây xung huyết, phồng rộp, gây kích thích hệ tiêu hoá, đường ruột, làm giãn rộng các mao mạch máu, tác động hệ tim mạch và tăng tính thấm vào thành mạch, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim…

Thuốc kháng Histamin là dạng thuốc có khả năng kháng lại thụ thể Histamin trong cơ thể
Thuốc kháng Histamin là dạng thuốc có khả năng kháng lại thụ thể Histamin trong cơ thể

Thuốc kháng Histamin có 3 nhóm thường dùng:

Thuốc kháng Histamin H1: dùng điều trị các bệnh dị ứng

Thuốc kháng Histamin H2: dùng điều trị các bệnh dị ứng, không gây buồn ngủ, giảm thiểu sự tiết dịch acid dạ dày. Mặc dù hiện nay, các bác sĩ hiếm khi chỉ định thuốc kháng Histamin để điều trị dạ dày nhưng khả năng chữa trị vẫn có thể xảy ra, bệnh nhân thường được thay thế bằng thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc kháng Histamin H3: dùng để điều trị các bệnh về thần kinh.

Thuốc kháng Histamin tác dụng với cơ thể người là một chất trung gian quan trọng góp mặt trong các phản ứng dị ứng tức thời và phản ứng viêm. Thuốc có vai trò khá lớn trong việc điều tiết acid gastric, ngoài ra còn có chức năng dẫn truyền thần kinh ở một số khu vực của vùng não.
Histamin tồn tại trong cơ thể ở các mô da, phổi, niêm mạc miệng và dạ dày. Khi cơ thể xảy ra tình trạng dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động phức hợp protein, giải phóng histamin, gia tăng tính thấm vào thành mạch, giúp chất lỏng được thoát ra từ mao mạch và các mô. Cơ thể lúc sẽ phản ứng lại sự xâm nhập histamin bằng hiện tượng dị ứng gồm chảy nước mắt, nước mũi, ngứa và phát ban đỏ trên da, gây mề đay, phù nề, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Thuốc kháng Histamin có tác dụng ức chế những phản ứng như ngứa, hắt hơi, phản ứng viêm. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn sự liên kết của histamin với các thụ thể của nó. Đồng thời, làm giảm hoạt tính của thụ thể trên dây thần kinh và mạch máu, ở các tế bào tuyến, tế bào nội mô hay tế bào mast… 

Thuốc kháng Histamin được phân chia thành nhiều loại, mỗi loại có công dụng và cơ chế hoạt động khác nhau.

Thuốc kháng Histamin H1 là một thụ thể được sử dụng điều trị các phản ứng dị ứng ở mũi như ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi…

Ngoài ra, thuốc kháng Histamin H1 còn được chỉ định trong các trường hợp như nổi mề đay, phát ban, viêm da, côn trùng cắn…

Một số thuốc đã dựa vào đặc tính của thuốc kháng Histamin mà điều chế ra thuốc trị say tàu xe, ức chế thần kinh trung ương và an thần nhẹ, giảm các chứng rối loạn tiền đình, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ…

Thuốc kháng Histamin H1 trên lâm sàng là thuốc chống dị ứng. Thế hệ thuốc kháng Histamin H1 gồm các loại: brompheniramin maleat, clorpheniramin maleat (dạng được bào chế riêng hoặc kết hợp với các thuốc điều trị cảm cúm), diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid và promethazin hydroclorid.

Thuốc kháng Histamin có công dụng hữu hiệu trong điều trị dị ứng
Thuốc kháng Histamin có công dụng hữu hiệu trong điều trị dị ứng

Thuốc kháng Histamin H2 có sự cạnh tranh với thụ thể H2 tại tế bào của thành dạ dày. Sự cạnh tranh này giúp giảm dịch tiết acid dạ dày và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Thuốc kháng Histamin thế hệ H2 có tác dụng trong thời gian dài, khác với thuốc kháng Histamin nhóm cũ có tác dụng thời gian ngắn. Ngoài ra, thuốc nhóm H2 không gây buồn ngủ hoặc gây buồn ngủ ít hơn nhiều so với thuốc nhóm H1. Đôi khi có tác dụng điều trị ngứa do dị ứng.

Trong nhóm thuốc kháng Histamin H2 gồm có cimetidin, famotidin, nizatidin và ranitidin. Chúng ức chế tại thụ thể ở thành dạ dày và làm giảm trào ngược dạ dày, thực quản. Dùng thuốc kháng Histamin nhóm mới ít gây buồn ngủ cũng như hạn chế những tổn thương thần kinh vì thuốc rất ít thấm qua hàng rào máu não.

Một vài trường hợp thuốc kháng Histamin H2 còn có khả năng phối hợp với kháng sinh để điều trị bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp. Thuốc hỗ trợ làm lành vết loét và ngăn chặn sự tái phát. Những trường hợp thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, ợ chua… cũng có thể dùng, ngoại trừ trường hợp bệnh nặng như ung thư dạ dày.

Thuốc kháng Histamin H2 phân loại dựa theo nhóm receptor của histamin. Nhóm thuốc bao gồm acrivastinm, cetirizin hydroclorid, fexofenadin và loratadin.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về các nhóm thuốc kháng Histamin trước khi dùng
Tham khảo ý kiến bác sĩ về các nhóm thuốc kháng Histamin trước khi dùng

Thuốc kháng Histamin H3 là dược phẩm giúp ngăn chặn sự ảnh hưởng và cạnh tranh ở các thụ thể Histamin. Thuốc được ứng dụng điều trị các trường hợp chóng mặt, thần kinh…. Những dược phẩm thuộc nhóm thuốc này có thể kể đến là Cipralisant (còn đang trong giai đoạn thử nghiệm).

Thuốc kháng Histamin H3 có thể dùng để chữa bệnh ADHD và hội chứng Alzheimer.

Thuốc kháng Histamin H4 có vai trò điều tiết sự miễn dịch. Đây là nhóm thuốc đang được thử nghiệm và chưa có ứng dụng lâm sàng xác định. Một số loại thuốc hiện nay đã được sử dụng trên người nhưng cần theo dõi đặc biệt.

Thuốc kháng nhóm H1 thế hệ 1 có tính độc nhưng ít gặp như gây kích thích, co giật, hạ huyết áp và dị úng thuốc.

Thuốc kháng H1 thế hệ 2 có khả năng dung nạp tốt, tính độc chỉ gặp ở 1-2& số bệnh nhân với các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…

Thận trọng với liều lượng và cách dùng thuốc kháng Histamin
Thận trọng với liều lượng và cách dùng thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin chỉ điều trị các biểu hiện của phản ứng dị ứng chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân.

Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng nặng như sốc phản vệ, histamin giải phóng nhiều, chỉ sử dụng thuốc kháng Histamin thì không thể giải quyết tốt mà cần phối hợp với các biện pháp như sơ cứu, hỗ trợ tim mạch, hỗ trợ hô hấp bằng biện pháp thở ống oxy.

Một số thuốc kháng Histamin H1 thường được sử dụng trong các chế phẩm điều trị viêm mũi dị ứng, dị ứng, mẫn cảm….nhưng có cùng tác dụng phụ là ức chế hệ thần kinh trung ương. Do đó, bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng lao động, điều khiển, vận hành máy móc cần lưu ý thận trọng, đảm bảo sự tập trung tỉnh táo. Tuyệt đối không được uống rượu, bia, thức uống có cồn khi dùng thuốc.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về thuốc kháng Histamin. Trong quá trình điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh và có nhiều sức khoẻ.