3 loại thuốc trị gout hiệu quả nhất người bệnh nên lựa chọn điều trị bệnh

Thuốc trị gout có nhiều loại như: Thuốc tây y, đông y, nam dược,… điều trị gout là các nhóm thuốc đang được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Tùy thuộc vào đặc điểm tình trạng bệnh, mức độ các cơn gout cũng như cơ địa của từng người để lựa chọn loại thuốc điều trị nhằm giảm nhanh chóng các cơn đau nhức ở xương khớp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bệnh gout là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay căn bệnh “của người nhà giàu” này đang ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người mắc phải mọi lứa tuổi, hoàn cảnh sống,… đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Bệnh gout không điều trị sớm sẽ dễ chuyển biến thành mãn tính
Bệnh gout không điều trị sớm sẽ dễ chuyển biến thành mãn tính

Bản chất của gout là một dạng bệnh viêm khớp được hình thành do sự gia tăng của axit uric trong máu, khiến các tinh thể urat bị lắng động nhiều trong khớp xương và tạo thành các hạt tophi. Gout gây ra những cơn đau nhức, sưng tấy ở các khớp xương trong cơ thể, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng không chỉ tới hệ xương mà cả tiêu hóa và hô hấp,…

Về thuốc trị gout hiện nay chủ yếu được đề cập là các loại thuốc tây y, thuốc đông y và nam dược. Tùy theo tình trạng bệnh mỗi loại thuốc đều có những ưu điểm riêng nhằm hạn chế được tối đa các triệu chứng cũng như những biến chứng, ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.

Để tìm hiểu kĩ hơn về các loại thuốc trị gout hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay, người bệnh hãy quan tâm nhiều hơn đến những thông tin dưới đây:

Thuốc trị bệnh gout trong Tây y được chia thành 2 nhóm với 2 giai đoạn, mức độ phát triển của bệnh gout là:

  • Nhóm thuốc điều trị các cơn gout cấp tính
  • Nhóm thuốc điều trị liên tục để hạ và ngăn ngừa tích tụ axit uric trong máu.

Ở giai cơn gout cấp tính với các cơn đau đột ngột bắt đầu từ phần khớp bàn chân trái, người bệnh có thể sử dụng 2 nhóm thuốc để hạn chế cơn đau, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh là: thuốc chống viêm không steroidal (NASID) và thuốc Colchicine.

Đây là loại thuốc trị gout hiệu quả được sử dụng trong trường hợp các cơn đau gout cấp tính. Thuốc chống viêm không steroidal có tác dụng rút ngắn các cuộc tấn công gout, giảm các cơn đau nhức xương khớp và phòng ngừa một số phản ứng viêm khớp.

Điều trị gout bằng tây y có hiệu quả nhanh chóng
Điều trị gout bằng tây y có hiệu quả nhanh chóng

Thuốc có hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng kịp thời, nhanh chóng trong vòng 24h đầu tiên của cơn đau gout cấp tính.

Một số loại thuốc chống viêm không steroidal thường được sử dụng, mang lại hiệu quả khá tốt có thể kể đến như: inbuprofen, naproxen, etoricoxib,…

Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định về liều lượng, thời gian dùng của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc. Bởi, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, đau tim, đột quỵ, ảnh hưởng đến thận,…

Về bản chất, Colchicine không phải là thuốc giảm đau, nhưng lại có tác dụng khá tốt trong việc giảm sự tiếp xúc, va chạm của các tinh thể urat vào màng khớp. Chính vì vậy, thuốc Colchicine được dùng trong chữa trị gout, giảm các cơn đau gout cấp tính đột ngột.

Thời gian dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất cũng là tối đa sau 24 giờ kể từ khi cơn đau gout xuất hiện. Nếu người bệnh đã quên dùng thuốc trong khoảng thời gian này thì không cần sử dụng tiếp, bởi thuốc sẽ gần như vô tác dụng.

Liều dùng của Colchicine được chỉ định là khoảng 0,5mg cho một lần dùng và mỗi ngày dùng 2 – 4 lần. Tùy thuộc vào thể trạng, cân nặng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh số lần dùng sẽ thay đổi.

Khi sử dụng Colchicine sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,… Nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

Để điều trị bệnh gout lâu dài, hạn chế tái phát người bệnh không chỉ phải chữa các triệu chứng đau nhức mà còn phải điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh là kiểm soát và làm hệ lượng axit uric trong máu.

Một số loại thuốc có tác dụng giảm nồng độ axit urci và ngăn ngừa lắng động tinh thể urat trong các khớp xương thường được dùng gồm:

  • Thuốc Allopuronol: Có tác dụng giảm axit uric. Liều dùng tăng dần theo thời gian để không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc Febuxostat: Thuốc tác dụng hạ lượng axit uric trong máu. Tuy nhiên trong trường hợp mắc suy thận hoặc mẫn cảm vởi allopuronol tuyệt đối không sử dụng thuốc.
  • Thuốc Probenecid: Được sử dụng hàng ngày và kết hợp với các loại kháng sinh điều trị guot nhằm tăng hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Thuốc Pegloticase: Thuốc có tác dụng giảm axit uric nhanh chóng. Được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch mỗi tuần 2 lần.

Trong Đông y bệnh gout hay còn gọi là thống phong được lý giải có nguyên nhân hình thành là do sự xâm nhập của ngoại tà dẫn đến khí huyết ứ trệ, bế tắc kinh lạc gây đau nhức xương khớp, sưng khớp và khó vận động, co giãn,… Bệnh càng để lâu lượng tân dịch tích tụ, ứ trệ ở quanh khớp sẽ càng tăng lên và hình thành các cục u nhỏ dưới da.

Điều trị bệnh gout trong đông y được chia làm 2 thể là: thể phong thấp nhiệt và thể đàm thấp ứ trệ. Với mỗi thể sẽ có các bài thuốc điều trị phù hợp, nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh ở từng giai đoạn.

Chữa gout bằng đông y tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh
Chữa gout bằng đông y tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh

Một số bài thuốc Đông y trị gout được sử dụng gồm:

  • Bài thuốc 1:

Thành phần: Thương truật 15g, hoàng bá 12g, ý dĩ nhân 30g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, thanh đại 6g, hoạt thạch 15g, tri mẫu 9g, kê huyết đằng 30g, đương quy 15g, xích thược 15g, tỳ giải 12g.

Cách dùng: Tất cả các nguyên liệu cho vào sắc uống, mỗi ngày 1 thang, một liệu trình điều trị kéo dài khoảng 15 ngày đến 1 tháng.

Tác dụng: Điều trị khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết, chỉ chống. Giảm nhanh các triệu chứng đau nhức đột ngột ở bàn ngón chân cái khi cơn gout bắt đầu.

  • Bài thuốc 2:

Thành phần: Thạch cao sống 40g, tri mẫu 12g, quế chi 6g, bạch thược 12g, xích thược 12g, kim ngân đằng 20g, phòng kỷ 10g, mộc thông 10g, hải đồng bì 10g, cam thảo 8g.

Cách dùng: Sắc mỗi ngày một thang, cho tất cả các nguyên liệu vào sắc với 300ml nước, đun đến khi còn 150ml chia làm 3 bữa uống trong ngày.

Tác dụng: Giảm nhanh cơn đau gout và tình trạng đau đầu, nóng sốt khi cơn đau bắt đầu.

  • Bài thuốc 3:

Thành phần: Dây đau xương 20g, thổ phục linh 20g, tỳ giải 12g, cam thảo nam 1g.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.

Tác dụng: Điều trị nhanh chóng cơn gout cấp đột ngột, giảm đau nhanh và đào thải acid uric giúp bệnh ổn định.

  • Bài thuốc 4:

Thành phần: Bạch thược 12g, ma hoàng 8g, quế chi 8g, ý dĩ nhân sao 12g, bạch truật 12g, ngưu tất 12g, cam thảo 2.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Khi sắc cho các nguyên liệu vào đun với khoảng 250ml nước, đun đến khi còn 150ml, chia làm 3 phần uống trong ngày.

#Ưu điểm: Thuốc điều trị gout bằng đông y rất an toàn với cơ thể, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe trong quá trình sử dụng. Tác động vào tận gốc căn nguyên gây bệnh vừa tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

#Nhược điểm: Tác dụng của thuốc tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài mới có thể thấy được sự chuyển, biến, thay đổi của bệnh.

Sử dụng thuốc nam trị bệnh gout cũng đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Thảo dược dùng trong chữa bệnh được lấy trực tiếp từ các loại cây lá rất quen thuộc trong vườn nhà, sinh hoạt hàng ngày.

Một số bài thuốc nam chữa bệnh gout thường sử dụng có thể kể đến như:

Chữa gout bằng lá lốt: Lá lốt có vị cay, tính ấm có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ phong thấp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng. Để trị gout, người bệnh dùng khoảng 5 – 10 lá lốt khô sắc với 1 chén nước uống sau bữa ăn tối. Hoặc đun 30g lá lốt với 1 lít nước để ngâm chân tay cũng sẽ giảm nhanh triệu chứng đau nhức của gout.

Chữa bệnh gout bằng lá lốt an toàn, hiệu quả
Chữa bệnh gout bằng lá lốt an toàn, hiệu quả

Chữa gout bằng lá tía tô: Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng ức chế các enzym xanthine oxidase, làm giảm quá trình hình thành acid uric trong máu, điều trị gout hiệu quả. Cách dùng rất đơn giản, lấy 1 nắm lá tía tô đem sắc như thuốc bắc để nguội và uống.

Chữa bệnh gout bằng lá trầu không: Trong thành phần của lá trầu không có nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm sự hình thành axit lactic, đào thải chất axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout.

Cách dùng, chọn 1 quả dừa xiêm cắt phần đầu, dùng khoảng 100g lá trầu không tươi thái nhỏ cho vào quả dừa ngâm khoảng 30 phút và ăn vào mỗi buổi sáng, thực hiện đều đặn trong vòng 1 tuần các cơn đau gout sẽ giảm hẳn và gần như không còn xuất hiện trở lại.

Để sử dụng thuốc điều trị bệnh gout hiệu quả nhất, giảm nhanh chóng các triệu chứng đau nhức của bệnh và hạn chế nguy cơ gout tái phát, chuyển biến trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần nhớ những lưu ý sau:

  • Khi sử dụng thuốc điều trị gout cần tuân theo chỉ định và toa kê của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dùng và thay đổi liều lượng của thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
  • Giảm cân để giảm nồng độ acid uric trong máu và giảm bớt các cơn đau gout.
  • Tăng cường tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để các khớp được thư giản, thả lỏng và đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, sự dẻo dai của khớp.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, không nên ăn quá nhiều chất đạm động vật, các nguồn thực phẩm giàu uric như: nội tạng động vật, cá thu, cá trích,…
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Uống nhiều nước để làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu.

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc điều trị bệnh gout bằng tây y, đông y và nam dược thường được sử dụng cũng như một số lưu ý người bệnh cần nhớ. Bệnh gout không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể khắc chế được, ngay khi thấy các triệu chứng bệnh nên đi khám và điều trị sớm để hạn chế bệnh phát triển, biến chứng.

>>  Phương pháp điều trị gout theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa