Viêm da tiếp xúc có triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

“Bệnh viêm da tiếp xúc là một bệnh da phổ biến và có xu hướng tăng nhanh”, đó là thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế. Bệnh thường xảy ra ở một thời điểm nào đó trong năm hoặc do nghề nghiệp, giới tính và độ tuổi. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh nếu hiểu rõ về bệnh. Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây!

Viêm da tiếp xúc là phản ứng của da với một chất gây viêm có thể là chất gây dị ứng hoặc chất gây kích thích. Trong đó có 80% các chất kích thích gây ra viêm da tiếp xúc. Cụ thể:

Là phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể với một chất nào đó gây ra tình trạng phát ban trên da. Tình trạng này có thể xảy ra ngay nhưng cũng có thể sau  2 – 3 giờ tiếp xúc.

Hình ảnh viêm da tiếp xúc dị ứng với chất liệu giày dép
Hình ảnh viêm da tiếp xúc dị ứng với chất liệu giày dép

Là phản ứng của da khi tiếp xúc với chất kích thích vật lý, cơ học, hóa học. Phản ứng này thường rất mạnh vì các chất này làm tổn thương hàng rào bảo vệ da gây bỏng rát, loét trợt, thậm chí là hoại tử.

Viêm da kích ứng bội nhiễm gây trợt loét
Viêm da kích ứng bội nhiễm gây trợt loét

Như đã phân loại ở trên, viêm da tiếp xúc được phân làm 2 loại, tương ứng là những biểu hiện như sau:

  • Đỏ
  • Ngứa
  • Nặng hơn có thể bị rỉ viêm
  • Tổn thương khu trú tại nơi tiếp xúc và vùng da xung quanh tiếp xúc
  • Triệu chứng xuất hiện sau nhiều giờ, nhiều ngày sau khi mẫn cảm
  • Da bị đỏ
  • Nóng rát
  • Ngứa và đau nhức dữ dội
  • Thời gian xuất hiện các triệu chứng là trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với chất kích thích.

Là một bệnh phổ biến vì thế nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc thường xuất phát từ những sinh hoạt, lao động hàng ngày, trong số đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau đây:

  • Đồ trang sức làm từ nikel, cobalt.
  • Mỹ phẩm bao gồm nước hoa, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc
  • Chất phụ gia, chất bảo quản.

    Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc đến từ việc không bảo vệ da trước các tác nhân gây hại
    Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc đến từ việc không bảo vệ da trước các tác nhân gây hại

  • Nước vôi, nước chứa nhiều clo, nước rửa chén, xăng, dầu và một số các hóa chất khác.
  • Tiếp xúc với acid, xi măng, kiềm.
  • Người có da khô, trắng, sáng màu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thông thường viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi trong tối đa là 4 tuần sau khi các dị nguyên đã được loại bỏ, nhưng một số trường hợp thời gian có thể kéo dài hơn. Vì thế, về nguyên tắc điều trị cầ tránh được các dị nguyên (chất gây dị ứng và chất kích thích).

Mặc dù không nhất thiết phải dùng thuốc nhưng bệnh nhân cần có một số biện pháp nhằm kiểm soát triệu chứng gồm:

– Thay toàn bộ xà phòng đang dùng bằng loại tẩy rửa dịu nhẹ và an toàn cho da.

– Dùng kem dưỡng ẩm trong trường hợp bị nhẹ.

– Nếu nặng hơn cần bôi kem hoặc mỡ chống viêm có chứa steroid theo từng mức độ tổn thương.

– Trong trường hợp bị nặng có thể phải dùng steroid theo đường uống.

– Một số trường hợp phải dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh (nếu có bội nhiễm).

Lưu ý: Dùng steroid theo chỉ định của bác sĩ. Bôi lớp mỏng, chờ 30 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm. Chỉ dùng trong thời gian ngắn dưới 4 tuần.

Một trong những nguyên tắc điều trị viêm da tiếp xúc là điều trị dự phòng, bởi mọi phương pháp điều trị đều không có kết quả nếu không biết cách phòng tránh. Vì thế hãy luôn ghi nhớ các điều dưới đây:

– Tránh các chất có thể gây dị ứng hoặc kích thích, đặc biệt là những người đã xác định được cần tránh tuyệt đối.

– Những người lao động chân tay có liên quan đến các chất này cần có thời quen bảo vệ tay, chân bằng găng tay bảo hộ. Không ngâm tay trong nước quá lâu.

– Trong quá trình sinh hoạt cần sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ, an toàn cho da.

– Dùng kem dưỡng ẩm hằng ngày sau khi rửa sạch tay và lau khô.

Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da tiếp xúc từ đó có hướng điều trị thích hợp. Khi có dấu hiệu bị viêm da tiếp xúc dù là dị ứng hay kích ứng hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)