3 cách chữa vảy nến phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng nhất hiện nay

Chữa vảy nến luôn là việc làm cần thiết, quan trọng và được những người bệnh quan tâm. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh vảy nến khác nhau nhưng biện pháp nào mới mang lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là 3 cách điều trị bệnh vảy nến mới nhất, hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng.

Theo các bác sĩ, muốn chữa vảy nến thì trước hết cần phải biết khi nào thì nên đến bệnh viện để điều trị. Khi có những dấu hiệu sau thì bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị hợp lý:

  • Khi da xuất hiện vùng da nhô lên là các vảy óng ảnh, ở rìa vùng đa đó có màu đỏ hoặc hồng.
  • Khi xuất hiện những vùng da khô, nứt nẻ, chảy máu, ngứa ngáy, đỏ da, loét da ở đầu, mặt, bàn tay, bàn chân, cùi chỏ, đầu gối, lưng, móng tay, ngực, nếp gấp giữa bụng.
  • Khi có hiện tượng sưng khớp, cứng khớp kèm các triệu chứng về da trên.

Bệnh vảy nến có trị được không luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm. Nếu chữa được thì bệnh vẩy nến và cách chữa trị như thế nào để bệnh nhanh khỏi và mang đến vẻ đẹp tự nhiên cùng sự tự tin cho người bệnh. Theo các bác sĩ, khi có dấu hiệu vảy nến như trên thì nên áp dụng một trong ba cách điều trị bệnh vảy nến dưới đây.

Cách chữa trị bệnh vảy nến bằng Tây y cũng có nhiều biện pháp khác nhau như điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân. Mỗi biện pháp chữa vảy nến có những loại thuốc khác nhau.

Chữa vảy nến
Thuốc Diprosalic điều giúp điều trị vảy nến hiệu quả

Cách điều trị vảy nến tại chỗ

Trị vảy nến tại chỗ là áp dụng những loại thuốc nhằm giảm ngứa, giảm đau tức thời. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc bôi để giúp bong vảy, tiêu sừng và hạn chế sự gia tăng của vảy da. Theo đó, thuốc chữa vảy nến được áp dụng nhiều nhất là Mỡ Salicyle 5%, 10%, Goudron, Corticoid, Vitamin D3 và dẫn chất,…

Trong những loại thuốc trên thì thuốc mỡ Salicylic và Corticoid được áp dụng nhiều nhất. Thuốc chữa vảy nến Salicylic có tác dụng bong vảy, bạt sừng còn thuốc Corticoid giúp chống viêm, hạn chế tổn thương rất tốt.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên rằng không nên quá lạm dụng vào thuốc này vì nó dễ gây ra tác dụng phụ như nổi mụn mủ, nhiễm nấm, mọc lông, viêm nang lông, teo da, giãn mạch da,…. Hơn nữa, thuốc này mặc dù giảm đau tức thời nhanh chóng nhưng nếu dùng lâu sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Bác sĩ cũng lưu ý để việc dùng thuốc đạt hiệu quả nhất thì cần hạn chế tiếp xúc với xà phòng để bệnh nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, nếu bệnh xảy ra ở chân thì nên đi giày, tất thường xuyên giúp da khô đồng thời ngăn tình trạng rạn nứt.

Cách chữa bệnh nấm vảy nến toàn thân

Điều trị bệnh vảy nến toàn thân là áp dụng những loại thuốc với mục đích giảm đau, ngứa bên ngoài và tác động sâu từ bên trong để trị bệnh nhanh hơn. Chữa vảy nến toàn thân có thể áp dụng dùng thuốc hoặc áp dụng máy móc.

Nếu áp dụng thuốc thì cách trị bệnh vẩy nến hiệu quả là dùng những loại thuốc như: Cyclosporin: (Neoral), Acitretine: (Soriatane), Methotrexate, Diprosalic,… Đây là những loại thuốc uống, thuốc tiêm giúp điều trị bệnh từ bên trong hiệu quả hơn.

Ngoài việc dùng thuốc thì cách chữa bệnh vảy nến toàn thân còn có thể áp dụng việc dùng máy móc thiết bị. Theo đó, liệu pháp thường được sử dụng là dùng quang trị liệu: UVB phổ hẹp (UVBTL01) và quang hóa trị liệu: PUVA.

Biện pháp dùng máy móc thiết bị trị bệnh này nến này mang đến công dụng cao, khả năng tái phát bệnh thấp nhưng khá tốn kém. Không phải ai cũng có điều kiện để áp dụng biện pháp này.

Cách trị bệnh vẩy nến hiệu quả bằng sinh học trị liệu

Thuốc sinh học trị liệu như Methotrexate, Vitamin A axit, Cyclosporin cũng là một trong những loại thuốc được áp dụng và mang đến cách điều trị bệnh vảy nến mới nhất.  Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, hạ bạch cầu,… cho nên cần phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc.

Áp dụng biện pháp trị liệu ánh sáng cũng là một trong những cách chữa vảy nến hiệu quả. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành phối hợp các biện pháp trên với việc chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau như UVA, UVB hay PUVA. Biện pháp này mang đến hiệu quả cao nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như da khô, nhăn, tàn nhang, ung thư da,…

Liệu pháp sinh học trị liệu điều trị vảy nến còn có thể áp dụng biện pháp sinh học Biotherapy. Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp các chất sinh học có tác dụng tốt cho da để mang đến cách chữa bệnh nấm vảy nến hiệu quả. Theo đó, các chất sinh học thường được áp dụng như Alefacept, Efalizumab, Efanecept,… Tuy nhiên, liệu pháp này cũng gây tốn kém và không ít tác dụng phụ như rối loạn hô hấp, rối loạn miễn dịch, tăng bạch huyết,…

Bệnh vảy nến có trị được không nếu không trả lời được bằng Tây y thì có thể áp dụng Đông y để trị bệnh. Theo Y học Cổ truyền thì vảy nến có thể do huyết nhiệt cùng phong hàn, huyết táo gây nên. Do đó, muốn chữa vảy nến cần có những bài thuốc trị theo từng thể bệnh riêng.

Chữa vảy nến
Bệnh vảy nến có thể điều trị bằng thuốc Đông y

Cách điều trị bệnh vảy nến theo thể phong huyết nhiệt:

Vảy nến thể phong huyết nhiệt thường có triệu chứng như xuất hiện nốt chấm đỏ liên tục, lâu ngày và to dần. Những nốt đỏ này có màu hồng tươi và ngứa ngáy khó chịu.

Bài thuốc chữa bệnh mang tên Hòe hoa thang gia giảm sẽ hỗ trợ giảm ngứa, trừ phong nhiệt. Bài thuốc gồm các vị thuốc như: hoè hoa sống, thổ phục linh, thạch cao, sinh địa (mỗi loại 40gr); thăng ma, tử thảo, địa phu tử (mỗi loại 12gr); ké đầu ngựa (20gr); chích thảo (4gr). Mỗi ngày sắc uống 1 thang, ngày chia làm 3 lần uống.

Cách chữa bệnh vảy nến theo thể phong huyết táo:

Bệnh vảy nến do phong huyết táo có triệu chứng như nốt mới ít xuất hiện, nốt cũ màu hơi đỏ. Ngoài ra, còn có hiện tượng mặt da khô và ngứa. Bài thuốc thể phong huyết táo chữa phong thấp mục đích dưỡng huyết, khu phong, nhuận táo.

Bài thuốc trị vảy nến này gồm: thổ phục linh (40gr); hà thủ ô, đương quy (mỗi loại 20gr); khương hoạt, ké đầu ngựa, sinh địa (mỗi loại 16gr); huyền sâm, oai linh tiên (mỗi 12gr). Mỗi ngày sắc uống 1 thang chia làm 3 lần.

Ngoài cách điều trị bệnh vảy nến bằng các bài thuốc uống trên thì chữa vảy nến bằng Đông y còn có thể áp dụng bài thuốc tắm hay kết hợp bài thuốc với bấm huyệt.

Điều trị vảy nến bằng bài thuốc tắm rửa: Nguyên liệu gồm: hoả tiêu, khô phàn, phác tiêu, dã cúc hoa (mỗi loại 15gr). Mỗi ngày nấu nước tắm rửa 1 lần.

Trị vảy nến bằng cách kết hợp day bấm các huyệt: Áp dụng các bài thuốc trên với bấm huyệt. Các huyệt cần được bấm để điều trị vảy nến như khúc trì, thần môn, nội quan, túc tam lý, phi dương, tam âm giao. Cách này cần nhờ đến sự trợ giúp của thầy thuốc, người phải thực sự am hiểu về các huyệt đạo mới mong có hiệu quả.

Bệnh vẩy nến và cách chữa trị bằng thuốc Tây và Đông y trên đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, ngoài hai biện pháp trên vẫn còn một biện pháp nữa đó là áp dụng bài thuốc từ các cây thuốc Nam, điển hình là hai cây thuốc sau:

Chữa vảy nến
Bài thuốc Nam trị vảy nến từ cây sâm đại hành

Điều trị bệnh vảy nến bằng cây sâm đại hành

Cây sâm đại hành được biết đến là vị thuốc bổ máu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, trị vảy nến rất tốt. Cho nên, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng cây thuốc này để mang đến cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, an toàn.

Cách thực hiện: Lấy 15 – 20 gr sâm đại hành khô sắc nước uống hàng ngày. Đây là bài thuốc các bác sĩ khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai khuyên nên áp dụng kết hợp với dùng thuốc Tây y.

Trị bệnh vảy nến bằng cây lu lu đực

Lu lu đực tác dụng trị mụn nhọt, bệnh ngoài ra như vảy nến rất tốt. Kinh nghiệm cha ông ta để lại cho biết, chỉ cần lấy lu lu đực đun nước để rửa vùng ra bị tổn thương sẽ cho hiệu quả rất tốt.

Trên đây là 3 cách chữa vảy nến thường được áp dụng và có hiệu quả nhất. Vảy nến làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh vì thế nên áp dụng những biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyễn Quỳnh (t/h)