Viêm da ở trẻ em, trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần biết

Viêm da ở trẻ sơ sinh, trẻ em chiếm đến 90% các bệnh lý của trẻ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của em bé. Mặc dù khá phổ biến nhưng bệnh viêm da ở trẻ em lại bị xem thường dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, đừng chần chừ mà cần tìm hiểu ngay viêm da ở trẻ sơ sinh, trẻ em là gì? Phải làm như thế nào?

Viêm da là tình trạng bất thường của da với những biểu hiện điển hình như đỏ da, ngứa và nổi mụn nước… Bệnh thường xảy ra vào mùa hè chỉ yếu là do xâm nhập của vi khuẩn hoặc do di truyền. Bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự phát triển của trẻ.

Viêm da ở trẻ em được chia thành 2 đối tượng chính gồm:

  • Viêm da ở trẻ sơ sinh: Là tình trạng viêm da ở trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi chủ yếu là các bệnh viêm da do di truyền như viêm da cơ địa, viêm da tăng tiết bã nhờn.
Hình ảnh viêm da toàn thân ở trẻ em
Hình ảnh viêm da toàn thân ở trẻ em
  • Viêm da trẻ em: Là tình trạng viêm da ở trẻ dưới 2 tuổi và trẻ từ 2 – 5 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều với môi trường sống, học tập vì thế nguy cơ bị nhiễm khuẩn cũng cao hơn. Các bệnh viêm da thường gặp ở lứa tuổi này là viêm da cơ địa, viêm da nhiễm khuẩn, viêm da mủ và viêm da tiếp xúc.

Viêm da đầu ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường gặp mà dân gian vẫn quen gọi là hiện tượng “cứt trâu”. Thực chất, đây là bệnh viêm da dầu (hay còn gọi là viêm da tăng tiết bã nhờn). Bệnh gây ra tình trạng những mảng vảy da liên kết với nhau, khó bong từ phần đỉnh đầu đến trán.

Đây là tình trạng viêm ở những trẻ bị trầy xước không được điều trị đúng cách vì thế bị nhiễm khuẩn, lâu dần sẽ có dịch vàng, tạo mủ. Bệnh dễ để lại sẹo cho trẻ và rất khó điều trị.

Đây là vị trí thường gặp nhất của bệnh viêm da cơ địa, các biểu hiện thường gặp là đỏ da, ngứa và nổi mụn nước ở vùng má.

Vùng da này khá nhạy cảm và dễ bị viêm da do trẻ không được vệ sinh đúng cách. Một số nguyên nhân điển hình như trẻ bị dị ứng với sữa mẹ, đồ chơi cao su…

Như đã kể trên, một số các bệnh viêm da xảy ra ở trẻ em đều có những biểu hiện chung như đỏ da, nổi mẩn, ngứa và mụn nước. Có thể chia viêm da ở trẻ em thành 3 giai đoạn sau:

– Viêm da giai đoạn cấp tính: Trên nền da đỏ có xuất hiện mụn nước, da phù nề và trẻ bị ngứa nhiều.

– Viêm da giai đoạn bán cấp: Da khô, ít phù và bị ngứa ít hơn.

– Viêm da giai đoạn mãn tính: Da có hiện tượng bong vảy, ngứa, có thể bị bội nhiễm, có mủ vàng.

* Những biểu hiện cần phải gặp bác sĩ ngay:

– Các biểu hiện đỏ, ngứa không khỏi trong vòng 1 tuần sau khi đã thoa các loại kem bôi phù hợp.

–  Da bé xuất hiện mủ, đóng vảy nâu vàng hoặc vàng nhạt. Đây là dấu hiện có thể trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

– Vị trí thương tổn (đặc biệt là bộ phận sinh dục) có mụn rộp, loét.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra viêm da ở trẻ em gồm di truyền và môi trường sống, cụ thể:

– Do yếu tố di truyền và cơ địa

Di truyền có vai trò quyết định vì theo các nghiên cứu nếu ông bà hoặc bố mẹ có các bệnh liên quan đến viêm da dị ứng, các bệnh hen suyễn… ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ trẻ mắc bệnh. Những trẻ có gen di truyền các bệnh viêm da này thường khởi phát trong giai đoạn sơ sinh.

Tỷ lệ trẻ mắc bệnh lên đến 80% nếu có cả bố và mẹ mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

– Yếu tố bên ngoài

Những yếu tố này rất nhiều như thức ăn, môi trường sống, sinh hoạt, khí hậu, thời tiết… Trong đó có thể kể đến như:

Cách chăm sóc và yếu tố bên ngoài là một trong những nguyên nhân gây viêm da ở trẻ em
Cách chăm sóc và yếu tố bên ngoài là một trong những nguyên nhân gây viêm da ở trẻ em

+ Khí hậu hanh khô, độ ẩm thấp sẽ gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.

+ Trẻ bị dị ứng với lông của vật nuôi trong nhà như chó, mèo.

+ Dị ứng một số thực phẩm trong đó thông thường là do trứng, sữa bò, hải sản.

+ Môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng bức…

Trẻ em, trẻ sơ sinh bị viêm da phải làm sao là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Không ít những bà mẹ vì quá nóng lòng để con khỏi bệnh đã tìm đến những phương pháp chữa bằng dân gian hay thuốc bôi theo lời mách bảo dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Trong đó, phải kể đến những biến chứng từ việc điều trị sai cách như sau:

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm màng não
  • Ảnh hưởng thị lực

+ Tránh không chà xát, làm bong vảy hoặc cảy vảy của trẻ. Nếu trẻ bị viêm da ở đầu có thể dùng nước chanh loãng để gội đầu

+ Bôi thuốc có chứa corticoid loại hoạt tính yếu ngày 1 lần trong thời gian ngắn từ 5 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là điều cần thiết để chữa viêm da ở trẻ em
Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là điều cần thiết để chữa viêm da ở trẻ em

+ Tắm da cho bé bằng nước ấm 36 độ C, chỉ tắm trong 5 – 10 phút, không dùng xà phòng. Sau đó lau bằng khăn mềm và làm ẩm với kem dưỡng da phù hợp dành cho độ tuổi của bé.

+ Để da được thông thoáng bằng cách mặc quần áo thoáng mát, vừa vặn, tránh các loại len, da có thể gây xước và kích ứng.

+ Đeo găng tay cho trẻ khi ngủ, cắt ngắn móng tay và chọn những loại chăn gối mềm.

+ Theo dõi và tránh những thực phẩm gây dị ứng như sữa bò, trứng, đậu nành… Ngay cả với bé đang bú sữa mẹ cũng cần chú ý thực đơn của mẹ.

Trẻ nhỏ bị viêm da được chia làm 2 đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi và trẻ em trên 2 tuổi. Dựa trên những bệnh viêm da thường gặp ở trẻ như đã kể trên chúng ta có một số cách điều trị như sau:

Chữa viêm da đầu trẻ sơ sinh: Dùng dầu khoáng (dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh như Baby Oil) bôi trước khi tắm gội vài giờ để làm mềm các vảy bám. Sau đó, dùng lược chải có lông mềm để chải nhẹ trong lúc gội. Nếu nặng có thể dùng dầu gội chứa chất chống tiết bã pyrithione zinc hay selenium sulfide hoặc dầu kháng nấm ketoconazole.

Điều trị viêm da đầu trẻ em: Ở trẻ em trên 2 tuổi, các bậc phụ huynh vẫn nên dùng các bước trên kết hợp với corticoid loại nhẹ như corticoid hoặc dùng kháng sinh chống tụ cầu (nếu cần thiết).

Sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày và lâu dài đồng thời bôi các thuốc chống ngứa, kháng viêm như corticoid hoạt tình yếu.

  • Cách chữa viêm da tiếp xúc dẫn đến chốc lở

Vệ sinh da với nước ấm hằng ngày, giữ ẩm và phối hợp với các dung dịch sát khuẩn như Jarish, oxit kẽm, mỡ kháng sinh.

Nếu thực hiện đúng các lưu ý dưới đây các bậc phụ huynh có thể giảm thiểu được 80% khả năng bị các bệnh viêm da ở trẻ em:

– Không dùng thuốc bôi, uống tùy tiện.

– Cần phải xác định được da của trẻ có dị ứng hay không.

– Nên dùng các chế phẩm tẩy rửa có nguồn gốc hữu cơ, không mùi, không chất tạo bọt và chất bảo quản.

– Phơi quần áo ở nơi thoáng, có nhiều ánh nắng.

– Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm sạch nhiệt độ khoảng 36 độ C.

– Mặc tã bỉm chất lượng, không chứa cồn

Xem video Cảnh báo chữa viêm da cơ địa ở trẻ em của VTC11:

Trẻ bị viêm da nằm trong những trường hợp được khuyến cáo không nên đưa trẻ đi tiêm ngừa gồm viêm da mủ, chàm ngoài da (eczema). Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có tiêm phòng hay không.

Những thông tin về bệnh viêm da ở trẻ em này chúng tôi dựa trên nhiều tài liệu uy tín của Bộ Y tế hy vọng giúp ích cho các bậc phụ huynh. Khi có dấu hiệu của viêm da dù ở thể nào các bậc cha mẹ nên đưa con trẻ đến các bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị.

Nguyễn Quỳnh (tổng hợp)