Viêm da dị ứng: Nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và điều trị đúng cách

Viêm da dị ứng không quá phức tạp nhưng chỉ cần điều trị sai cách có thể làm vết thương lan rộng, nhiễm khuẩn và ngày càng nặng hơn. Một trong những lý do gây biến chứng đó là thiếu kiến thức nhận biết triệu chứng, không xác định được nguyên nhân và điều trị viêm da dị ứng theo lời mách bảo. Vậy viêm da dị ứng là gì?

Theo Bác sĩ Lan Anh (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, viêm da dị ứng chính là một dạng dị ứng biểu hiện lên da với những triệu chứng như ngứa, nổi dần, ban đỏ và mụn nước. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng chủ yếu là ở trẻ em, trẻ sơ sinh và giảm dần khi lớn lên.

Các dạng viêm da dị ứng:

  • Phát ban: Vùng da có hiện tượng ngứa, đỏ, ngứa, nổi sẩn và có thay đổi về kích thước (chúng ta vẫn thường gọi là mề đay). Đây là một bệnh phổ biến có thể mất đi hoặc kéo dài tùy vào thể cấp tính hoặc mãn tính. Nguyên nhân do dị ứng thuốc, thức ăn, nhiễm virus, nhựa cao su…
  • Phù mạch: Là hiện tượng phát ban, sưng ở lớp trung bì của da., xuất hiện ở những mô mềm như miệng, mi mắt, bộ phận sinh dục. Nguyên nhân thường do phản ứng với các chết hóa học ở lơp sâu của da.
  • Viêm da dị ứng do tác động vật lý: Là hiện tượng do cọ xát da, hoạt động nặng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời… Bệnh nhân cũng có các biểu hiện phát ban, đỏ, ngứa.

Trong 4 triệu chứng của viêm da dị ứng điển hình gồm đỏ da, nổi sẩn, ngứa và nổi mụn nước. Trong đó, 3 triệu chứng đầu là những biểu hiện trung thành mà bất cứ giai đoạn nào cũng có. Cụ thể:

  • Đỏ da, ngứa da và nổi sẩn: Đây là một vòng tròn khó tránh ở hầu hết các bệnh nhân. Da càng đỏ sẽ càng ngứa, ngứa dẫn đến gãi, gãi nhiều gây xây sát từ đó làm các yếu tố gây dị ứng xâm nhập từ đó ngấm sâu vào da càng dị ứng mạnh hơn. Chính vì thế đây là chu trình ngứa – gãi – ngứa khó dứt được. Chính vì vậy mà bệnh nhân đang vô tình làm bệnh lan rộng không kiểm soát.
Một số các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng
Một số các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng
  • Mụn nước: Đây là tình triệu chứng xuất hiện ở những bệnh nhân nhạy cảm quá mức. Các mụn nước xuất hiện trên vùng da bị dị ứng có khi có mủ phía dưới.

Mụn nước có nguy cơ nhiễm khuẩn khiến bệnh trở nên phức tạp, khó điều trị.

Nếu có những biểu hiện dưới đây, bệnh nhân cần được đưa đến các bác sĩ để điều trị kịp thời.

  • – Các triệu chứng không mất đi sau 3 – 7 ngày điều trị
  • – Bệnh nhân mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân
  • – Có biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như chảy mủ vàng, đóng vảy tiết.
  • – Ảnh hưởng đến thị giác.

Khi nhắc đến dị ứng thì có rất nhiều yếu tố trong đó có thể chia thành 2 nguyên nhân chính gồm:

  •  Yếu tố gia đình, di truyền

Di ứng liên quan mật thiết đến điều hòa miễn dịch trong đó phải kể đến vai trò của chất trung gian IgE. Theo đó, gia đình có ông bà hoặc bố mẹ mắc các bệnh viêm da dị ứng hoặc hen phế quản, mề đay cũng là yếu tố quyết định đến tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cha mẹ bị viêm da dị ứng thì khả năng con mắc bệnh lên đến 60 – 80%.

  • Viêm da dị ứng tiếp xúc

Đây là yếu tố làm gia tăng viêm da dị ứng, môi trường sống sạch, ít bụi, ít chất thải sẽ khiến bệnh được cải thiện nhiều. Ngược lại, nếu môi trường sống ô nhiễm đây là yếu tố kích hoạt bệnh.

Ô nhiễm môi trường - một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Ô nhiễm môi trường – một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng

Trong số những người bị viêm da dị ứng có liên quan nhiều đến các yếu tố như dị ứng thời tiết, nước, hóa chất, ký sinh trùng, thuốc, lông thú hoặc thực phẩm (trứng, hải sản…),…

Bệnh nhân bị viêm da dị ứng có thể gặp những cơn kịch phát do bệnh bệnh tiến triển rất nhanh và phức tạp. Bệnh rất hay tái phát, trên cùng cơ thể có kèm theo nhiễm khuẩn khiến bệnh lan ra khác vị trí khác.

Ngoài ra, bệnh có thể gây viêm da thần kinh, biến chứng ở mắt gây ngứa từ đó dễ bị viêm kết mạc.

Nguyên tắc điều trị của viêm da dị ứng bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích thích da
  • Điều trị nhanh nhất các tổn thương da bị nhiễm khuẩn
  • Sử dụng các phác đồ điều trị của bác sĩ với các chất có chứa corticoid, thuốc kháng histamin, thuốc khác sinh…

Cụ thể, trong từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và đơn thuốc như sau:

  • Bệnh nhân đang trong đợt kích phát

Lúc này bệnh nhân cần phải dùng đến các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng histamin và thuốc kháng sinh… như sau:

– Thuốc corticoid bôi da

Các loại thuốc corticoid bôi da như hydrocortisol, fluticason, betamethasol,… là yếu tố chủ chốt để chống viêm da. Mục đích của các loại thuốc này là chống viêm, chống tăng sinh, hạn chế tổng hợp collagen.

Liều bôi: Ngày 1 lần trong khoảng 1 ngày, bôi vào buổi tối.

Thuốc bôi chống viêm corticoid được dùng để điều trị viêm da dị ứng
Thuốc bôi chống viêm corticoid được dùng để điều trị viêm da dị ứng

– Thuốc histamin

Tác dụng của thuốc kháng histamin là chống ngứa thường được dùng theo đường uống với 2 thế hệ 1 và 2 như sau:

  • Thuốc kháng histamin thế hệ 1 gồm promethazin, chlopheniramin, hydroxyzin dùng buổi tối.
  • Thuốc kháng histamin thế hệ 2 gồm loratadin, certirizin, fexofenadin… có thể dùng ban ngày.

– Thuốc kháng sinh

Đây là các thuốc bôi và uống trong trường hợp có nhiễm khuẩn. Thuốc bôi có fucidin, neomycin, mupirocin…. thuốc uống có oxacillin, cloxacillin, cephalexin…

– Các thuốc làm dịu da, dưỡng ẩm

Đây là các loại thuốc bôi dạng kem cso tác dụng làm ẩm, tái tạo lại lớp hydro lipid.

– Thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ

Dùng cho bệnh nhân đợt kích phát, ngứa nhiều ở vùng tổn thương

  • Bệnh nhân nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị

Với những bệnh nhân này sẽ được điều trị bằng chiếu tia cực tím với ánh sáng đặc biệt giúp làm dịu da, chống viêm. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như da nổi ban, ngứa rát, một số trường hợp bị sẽ bị rối loạn sắc tố da.

Nếu chỉ chú trọng điều trị không bệnh sẽ khó có thể được chữa dứt điểm do đây là một bệnh có liên quan nhiều đến môi trường sống, do đó bản thân người bệnh và người nhà bệnh nhân nên lưu ý:

– Giữ nhiệt độ phòng ổn định từ 26 – 28 độ C, độ ẩm thấp từ 30 – 40 %.

– Mặc quần áo chất liệu cotton, tránh mặc các đồ len dạ.

– Luôn luôn nhớ giữ ẩm cho da, đặc biệt là sau khi tắm.

– Theo dõi các yếu tố gây dị ứng như thuốc, thức ăn, thời tiết.

– Nên đeo găng tay khi ngủ, đặc biệt là trẻ em để tránh cào gãi gây xước da.

– Nhiệt độ nước tắm phù hợp là 32 – 36 độ C (nước ấm, không quá nóng).

– Thời gian tắm từ 5 – 10 phút.

– Tránh dùng xà phòng, sữa tắm có độ pH, kiềm cao.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng cách tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,…

Xem video về Bệnh viêm da dị ứng của Đài truyền hình Hà Nội:

Để phòng tránh bệnh viêm da dị ứng bệnh nhân cần chú ý những điều sau đây:

– Giữ da luôn trong tình trạng sạch sẽ.

– Bấm, cắt móng tay để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn khi gãi.

-Tắm bằng nước ấm hàng ngày

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

– Không nuôi thú trong nhà

– Không tự ý mua thuốc điều trị

Nếu nắm rõ những thông tin trên đây về viêm da dị ứng, bạn đã có thể hạn chế được 50% khả năng bị bệnh hoặc giảm thiểu được 50% biến chứng điều trị sai cách. Lời khuyên các bác sĩ đưa ra là bạn cần đến gặp ngay bác sĩ nếu có 3 biểu hiện ngứa, đỏ và nổi sẩn, đồng thời kết hợp chăm sóc và phòng tránh bệnh.

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)