Viêm da mủ ở trẻ em: Hãy coi chừng triệu chứng, thận trọng khi điều trị

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh, trẻ em là biến chứng từ các bệnh viêm da thông thường như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… Việc điều trị các bệnh viêm da này sai cách, chăm sóc trẻ không cẩn thận đã dẫn đến tình trạng da bị nhiễm khuẩn, rỉ dịch. Vì thế hãy hiểu rõ về bệnh để phòng tránh tốt nhất bệnh viêm da mủ ở trẻ em.

Viêm da mủ là tình trạng viêm da do sự tấn công của các vi khuẩn, ký sinh. Khi cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm, da bị xây sát do ngứa gãi, môi trường ẩm ướt các vi khuẩn tăng sinh gây ra viêm da.

Viêm da mủ ở trẻ em cũng như người lớn thường chia làm 2 nhóm chính là do tụ cẩu khuẩn hoặc do liên cầu khuẩn gây ra. Một số ít người có cả 2 khuẩn này phối hợp với nhau gây bệnh, cụ thể:

  • Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn gồm những bệnh chính như viêm nang lông nông, viêm nang lông sâu, nhọt và nhọt ổ gà.
  • Viêm da mủ do liên cầu khuẩn gồm những bệnh chính như chốc lây, chốc loét, hăm kẽ, và chốc mép.

 

Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em do liên cầu khuẩn gây chốc loét
Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em do liên cầu khuẩn gây chốc loét

Viêm da mủ ở trẻ em hay bất cứ một bệnh lý nào khác đều được phân chia thành các đối tượng gồm trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi, trẻ từ 2 – 5 tuổi, trẻ từ 5 – 10 tuổi và trẻ lớn. Trong đó, 2 đối tượng thường gặp các bệnh viêm da gồm trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi.

Theo liệt kê các bệnh viêm da mủ ở trẻ em như trên, mỗi bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau như sau:

  • Viêm nang lông nông: Đây là tình trạng trẻ bị viêm nông ở đầu lỗ chân lông với biểu hiện như hơi sưng đỏ, đau sau đó thành mụn mủ quanh chân lông. Mụn mủ này sẽ khô sau vài ngày và để lại vẩy tiết màu nâu sẫm, bong đi và không để lại sẹo.
  • Viêm nang lông sâu: Là tình trạng sưng tấy, mụn mủ thành nhiều cụm quanh nang lông. Thường tập trung thành đám gồ ghề và khi nặn sẽ có mủ. Những vùng da như cằm, gáy, đầu có tiến triển dai dẳng, dễ tái phát.
  • Nhọt: Đây là tình trạng viêm nang lông dạng nặng kèm theo sốt, nổi hạch sưng đau. Ở những vị trí như lỗ tai, quanh miệng rất nguy hiểm, độc tính cao có thể gây tử vong.
Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em do tụ cẩu khuẩn gây nhọt
Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em do tụ cẩu khuẩn gây nhọt
  • Chốc lây: Tình trạng này do cả tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn phối hợp. Chốc lây là tình trạng trẻ bị rỉ dịch, tiết mủ vàng tạo thành từng đám, bết dính, da trợt đỏ. Trẻ có thể nổi hạch ở các vùng lân cận. Vị trí thường gặp nhất là đầu, chân tay và cổ. Bệnh có tính chất lây nhiễm.
  • Chốc loét: Là tình trạng viêm da tổn thương sâu. Bệnh bắt đầu như bằng phỏng nước hoặc phỏng mủ, vùng da xung quanh bị loét, tím tái. Thường gặp nhất là cẳng tay, chân có giãn tĩnh mạch và để lại sẹo.
  • Hăm kẽ: Thường gặp ở những trẻ béo phì, hay ra mồ hôi. Tổn thương là những đám da đỏ, trợ, rỉ dịch, phía ngoài có viền róc da đau rát. Những vị trị thường bị hăm là nếp cổ, bẹn, mông, rỗn.
  • Chốc mép: Là kẽ mép bị nứt, rớm dịch và đóng vảy vàng.

Viêm da mủ ở trẻ em nói riêng và người lớn nói chung thường xảy ra vào mùa hè do da ẩm ướt bởi mồ hôi. Lúc này là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh tăng sinh, tăng độc tố. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây bệnh khác gồm:

– Trẻ có cơ thể yếu còi, suy nhược, sức để kháng kém.

– Bệnh lây truyền từ người khác đặc biệt là tại các nơi công cộng, trường học.

– Trẻ bị béo phì, hay ra mồ hôi.

– Do ăn uống chung bát đũa, dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt.

Tùy từng tình trạng bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, cũng dựa trên những loại bệnh và triệu chứng đã kể trên chúng ta có các điều trị cụ thể như sau:

  • Viêm nang lông: Dùng cồn i-ốt 1-3% hoặc dung dịch xanh  methylen 1% chấn lên vùng tổn thương kết hợp với bôi thuốc mỡ chloroxid 1% hoặc kem silver, mỡ fucidin, mỡ bactroban.
Bôi thuốc điều trị viêm da mủ cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bôi thuốc điều trị viêm da mủ cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Viêm nang lông sâu: Tương tự như viêm nang lông nông bệnh nhân cần sát khuẩn với dung dịch cồn i-ốt 1-3% và dung dịch xanh methylen 1%. Ngoài ra, cần bôi các loại thuốc mỡ kháng sinh như (penixilin, chloroxid 1%, oxyd vàng thủy ngân 10%, mỡ fucidin). Đồng thời kháng viêm, giảm đau bằng thuốc an thần và vitamin nhóm B, C.
  • Đinh nhọt: Dùng cồn i-ốt 3-5% ( hoặc tinh chất ichthyol ) chấm lên nhọt đên khi nhọt vỡ. Tiếp theo đó là nặn mủ ra hết ngòi, chấm thuốc màu và bôi mỡ kháng sinh.
  • Chốc lây: Dùng dung dịch sát khuẩn như Methylen 1% đồng thời bôi các thuốc mỡ chlorocid 1%, eosin 2% lên vùng tổn thương. Một số trường hợp phải uống thuốc kháng sinh nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Chốc mép: Chấm dung dịch natrat bạc 0,25%, mỡ kháng sinh để sát khuẩn tại vị trí mép. Tránh thuốc vào miệng trẻ.
  • Hăm kẽ: Chủ yếu là vệ sinh vùng da bị tổn thương sạch sẽ, khô thoáng. Ngoài ra có thể dùng thuốc tím 1/4000, dung dịch nitrat bạc 0,25% bôi lên vùng da bị tổn thương để vết thương nhanh khô.

Xem video Cảnh báo bệnh viêm da mủ ở trẻ:

https://www.youtube.com/watch?v=1QTU9oa04es

Việc điều trị viêm da mủ không thể bỏ qua khâu chăm sóc trẻ bởi nó quyết định thời gian và biến chứng của bệnh. Vì thế hãy bỏ túi ngay những lời khuyên của bác sĩ dưới đây:

– Tắm cho trẻ bằng các loại lá làm mát, sát khuẩn như nước chè tươi, mướp đắng hoặc sài đất.

– Không làm xước da bị viêm, không tự ý nặn mủ khi đang viêm tấy.

– Vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. Lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên.

– Không cho trẻ ăn những thức ăn có chứa hàm lượng đường cao và những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

– Tăng cường bổ sung vitamin từ những thực phẩm rau củ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

– Không tự ý dùng kháng sinh, thuốc đắp, dán cao, thuốc bôi.

– Và lưu ý cuối cùng, ngay khi có các triệu chứng của bệnh viêm da, viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ em cần thăm khám và điều trị ngay để tránh các biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm trùng máu,…

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh, trẻ em mà chúng tôi thu thập từ những tài liệu y khoa, bác sĩ da liễu uy tín. Hãy nằm lòng chúng, nhận biết sớm triệu chứng, có cách điều trị và phòng tránh kịp thời trước khi bệnh phát tác biến chứng.

Nguyễn Quỳnh (Th)