Acyclovir là thuốc gì? Công dụng, liều dùng & những lưu ý sử dụng điều trị bệnh

Acyclovir là một loại thuốc bôi phổ biến không chỉ sử dụng trong trường hợp thuốc kê đơn mà còn thường gặp ở trường hợp thuốc không kê đơn. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh về da, đặc biệt là herpes.

Dược chất chính của thuốc là hoạt chất Acyclovir.

Acyclovir là một đồng đẳng purine nucleoside tổng hợp có đặc tính ức chế in vitro và in vivo, có tác dụng chống lại virus gây bệnh herpes ở người.

Các dạng bào chế:

– Viên nén: 200 mg, 400 mg, 800 mg.

– Viên nang: 200 mg.

– Lọ bột pha (dùng tiêm) dưới dạng muối natri: 250 mg, 500 mg, 1g.

– Hỗn dịch (dùng uống): Lọ 5 g/125 ml, lọ 4 g/50 ml.

– Thuốc mỡ: Tuýp 3 g, 15 g (thuốc mỡ dùng ngoài 5%), tuýp 5 g (thuốc mỡ tra mắt 3%).

– Kem: tuýp 2 g, 10 g (kem dùng ngoài 5%).

Acyclovir STADA cream 5g
Acyclovir STADA cream 5g

Thuốc da liễu Acyclovir có công dụng chủ yếu là ức chế hoạt động và sự lây lan của virus Herpes và qua đó được dùng để điều trị một số bệnh về da. Để biết cụ thể các chỉ định sử dụng của sản phẩm Acyclovir, bạn cần dựa vào dạng bào chế của từng sản phẩm cụ thể.

– Herpes sinh dục

– Zona

– Thủy đậu

Acyclovir dạng kem bôi: chỉ định cho trường hợp mụn rộp (mụn nước do virus herpes simplex) ở mặt hoặc ở môi.

– Mụn nước do herpes sinh dục bị bể và chảy dịch (người bị nhiễm virus herpex qua thời gian có thể gặp phải hiện tượng lở loét xung quanh bộ phận sinh dục và trực tràng).

– Các vết loét do virus herpex (thường ở đối tượng bị suy giảm khả năng miễn dịch)

Thuốc Acyclovir được điều chế ở dạng bôi và uống. Mỗi dạng thuốc có cách sử dụng khác nhau.

Acyclovir dùng ngoài da gồm dạng kem và dạng thuốc mỡ, dùng thoa lên vùng da bị bệnh với lượng vừa phải.

Đối với tuýp kem Acyclovir thì cần thoa 5 lần/ngày, dùng khoảng 4 ngày.

Đối với thuốc mỡ bôi da Acyclovir thì thoa 6 lần/ngày (mỗi lần cách khoảng 3 tiếng), dùng trong 7 ngày.

Nên có sự tư vấn và chỉ định chính xác từ bác sĩ khi dùng. Trong quá trình điều trị, các triệu chứng bệnh da của bạn sẽ được cải thiện dần. Nếu tình hình không tiến triển tốt, nên báo ngay cho bác sĩ.

Nên rửa tay sạch sau khi dùng thuốc, tránh để thuốc dây vào mắt, mũi, miệng. Tuyệt đối không nuốt thuốc.

Acyclovir STADA 400 mg – Acyclovir dạng uống
Acyclovir STADA 400 mg – Acyclovir dạng uống

Các dạng thuốc uống Acyclovir có liều thông thường là 5 – 10 lần/ngày. Người bệnh cần uống thuốc sớm khi bệnh vừa có những biểu hiện đầu tiên. Tùy vào một số trường hợp mà Acyclovir dạng uống có liều dùng đặc biệt hơn:

– Điều trị Herpes sinh dục ở người trưởng thành: dùng 200 mg/lần, 5 lần/ngày (mỗi lần cách nhau 4 tiếng), dùng trong khoảng 7 – 10 ngày. Hoặc có thể áp dụng liều 400 mg/lần, 3 lần/ngày, dùng trong 5 – 10 ngày.

– Điều trị Herpes Zoster (shingles): dùng 800 mg/lần, 5 lần/ngày (mỗi lần cách nhau 4 tiếng), dùng trong 7 – 10 ngày.

– Điều trị thủy đậu: dùng 800 mg/lần, 4 lần/ngày.

Các liều uống mỗi ngày nên được dùng vào cùng 1 khung giờ. Trước khi uống nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và ghi nhớ lời dặn của bác sĩ.

Các sản phẩm thuốc uống Acyclovir cần được sử dụng cho đến hết liệu trình, tránh tự ý ngưng thuốc cho dù các triệu chứng bệnh đã hết. Việc ngưng thuốc sớm có thể gây nhiễm trùng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng uống Acyclovir:

– Đau dạ dày, nôn, tiêu chảy

– Hoa mắt, mệt mỏi

– Bồn chồn, lo lắng

– Đau nhức, thường là ở các khớp xương

– Rụng tóc

– Tầm nhìn giảm

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Acyclovir cream

– Môi khô, nứt nẻ, bong tróc

– Da khô, rát, đau nhói da

– Nổi mẩn đỏ, sưng

– Da bị kích thích ở những chỗ có thuốc

Ngoài những tác dụng phụ có thể gặp phải bên trên, có một vài tác dụng phụ nghiêm trọng mà bạn cần báo ngay lập tức với bác sĩ nếu mắc phải:

– Nổi mề đay, phát ban

– Nổi mụn nước, ngứa da

– Khó thở, khó nuốt

– Sưng ở mặt hoặc ở cổ họng, lưỡi, mắt, môi, chân, tay, mắt cá chân hoặc cẳng chân

– Khàn giọng

– Nhịp tim nhanh hơn

– Cơ thể yếu đuối, khó ngủ, nhợt nhạt

– Ho, sốt, ớn lạnh, đau họng

– Một số dấu hiệu nhiễm trùng như bầm tím, chảy máu thất thường (có thể tiểu ra máu, tiêu ra máu)

– Chuột rút, đau bụng, đau đầu, ảo giác, nhầm lần, giảm tiểu tiện

– Hành vi hung hăng, khó nỏi, ngứa ran hoặc tê rát chân tay

– Không cử động được tạm thời ở một vài bộ phận cơ thể hoặc một vài bộ phận lắc mà không kiểm soát được, bị co giật hoặc mất ý thức.

Mặc dù tồn tại một số tác dụng phụ nghiêm trọng khiến ai đọc được đều thấy lo lắng nhưng Acyclovir là sản phẩm thuốc vẫn được dùng phổ biến. Lý do là vì những tác dụng trên rất hiếm gặp, và chỉ được ghi nhận ở những trường hợp dùng thuốc sai chỉ định, sai lưu ý hoặc dùng tự ý dùng thuốc mà chưa có sự kiểm nghiệm từ bác sĩ.

Khi sử dụng Acyclovir, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:

Hiện chưa có các ghi nhận về tác động cần lưu ý của Acyclovir dạng thuốc bôi trên thai phụ và phụ nữ cho con bú. Bạn cần lưu ý có sự tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc uống Acyclovir STADA 800 mg
Thuốc uống Acyclovir STADA 800 mg

– Báo cho bác sĩ/dược sĩ biết trong trường hợp bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm với Acyclovir, Valacyclovir (Valtrex), với bất kỳ thuốc nào hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Người bị Herpes sinh dục cần lưu ý bệnh hoàn toàn có khả năng lây qua đường tình dục cho dù không có mụn nước và kể cả trong thời gian uống Acyclovir.

– Cần uống nhiều nước trong quá trình điều trị với Acyclovir.

– Phụ nữ mang thai: Các tác động của Acyclovir lên thai phụ vẫn chưa được ghi nhận và nghiên cứu đầy đủ.

– Phụ nữ đang cho con bú: Không nên dùng Acyclovir hoặc dùng sau khi ngừng cho bú vì Acyclovir có thể được bài tiết qua sữa mẹ và gây một số ảnh hưởng không mong muốn lên trẻ nhỏ.

Trong trường hợp dùng thuốc Acyclovir quá liều, bệnh nhân có thể mắc phải tình trạng sau:

– Lo lắng, mệt mỏi nặng

– Bị giảm tiểu tiện

– Co giật

– Mất ý thức

– Bị sưng ở tay, chân, mắt cá chân hay cẳng chân

Bệnh nhân cần được thông báo đến bác sĩ nếu gặp phải tình trạng trên. Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, không thở được thì cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Trong trường hợp người dùng Acyclovir quên uống thuốc thì cần dùng ngay liều đó khi vừa nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra gần sát với thời điểm dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều cũ và tiếp tục dùng như bình thường, không nên dùng liều bù gấp đôi.

Người sử dụng Acyclovir cần lưu ý các điều kiện bảo quản thuốc như sau:

– Dạng viên nang, viên nén: Bảo quản dưới 25 độ C và giữ khô ráo.

– Dạng kem: Bảo quản dưới 25 độ C. Do kem Acyclovir chứa một chất kiềm được bào chế đặc biệt, không nên hòa loãng.

– Dạng Thuốc mỡ: Bảo quản dưới 25 độ C. Nếu ống thuốc mỡ tra mắt đã bị mở ra lâu hơn 1 tháng thì nên vứt bỏ.

Sự tương tác của Acyclovir có thể ảnh hưởng đến hiệu quả dùng thuốc

– Cần báo cho bác sĩ/dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng/mẫn cảm với thuốc hoặc bất kỳ thành phần thuốc nào khác.

– Báo cho bác sĩ/dược sĩ biết về những dược phẩm khác bạn đang dùng, gồm các loại thuốc kê toa và không kê toa, các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thảo dược…

– Prebonecid (Benemid) gây tăng nồng độ Acyclovir và giảm khả năng bài tiết Acyclovir của thận.

– Acyclovir có khả năng tăng nồng độ Axit valproic (Depakote, Depakote ER) hoặc Phenytoin (Dilantin).

– Acyclovir gây tăng nồng độ Theophylline (Uniphyl, Slo-Phyllin, Respbid, Slo-Bid, Theo-Dur, Theo-24, Theolair).

– Khi dùng chung với Amphotericin B (Fungizone) hoặc Cidofovir (Vistide) hoặc các thuốc làm giảm chức năng thận, Acyclovir tăng ảnh hưởng xấu lên thận.

Hiện Acyclovir được bày bán khá rộng rãi ở nhiều cơ sở và với nhiều dạng bào chế. Do đó, sản phẩm không có giá cố định mà chỉ có giá tham khảo như sau:

– 10.000 đồng/tuýp cho 1 tuýp Acyclovir 5g.

– 4.000 đồng/hộp Acyclovir 400 mg.

– 6.000 đồng/hộp Acyclovir 800 mg.