Bệnh mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Mề đay là căn bệnh da liễu thường gặp, nó gây cho người bệnh nhiều phiền toái và làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Bệnh ngứa nổi mề đay nguyên nhân do đâu, triệu chứng là gì và điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh mẩn ngứa nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện những nốt mẩn ngứa ở một phần hoặc lan rộng ra trên cơ thể. Bệnh nổi mề đay ngứa không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó làm mất đi tính thẩm mĩ và khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu từ đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Mề đay
Bệnh mề đay ở người lớn

Theo các bác sĩ, tình trạng da bị nổi mề đay ngày càng có dấu hiệu tăng cao ở nước ta. Theo số liệu thống kê, hàng năm có khoảng 30% dân số nước ta bị mắc chứng bệnh này. Đây là con số đáng báo động và chúng ta cần phải có những biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời.

Bệnh mề đay được chia ra làm hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính.

Mề đay cấp tính: Xuất hiện một cách đột ngột ở bất cứ vùng da nào với biểu hiện là những nốt sần, phù nề, ngứa ngáy dữ dội. Các cơn ngứa này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc từng đợt. Mề đay giai đoạn cấp tính thường kèm theo sốt, đau bụng, khó thở.

Mề đay mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài trong 8 tuần, có thể ngắt quãng và thường có biểu hiện sau:

  • Mề đay mẩn ngứa xuất hiện từng vệt dài, thành vòng gọi là mề đay xuất huyết.
  • Mề đay nổi mụn nước, thường xuất hiện ở trẻ em.
  • Mề đay khổng lồ khi các nốt nổi lên đột ngột làm sưng phù mặt, môi hay bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ lặn sau vài giờ.
  • Mề đay cấp tiết Cholin xuất hiện khi da tiếp xúc với ánh nắng, nó nổi đột ngột và mọc khắp cơ thể khiến bạn cảm thấy rất ngứa.

Da hay bị nổi mề đay để lại nhiều triệu chứng, và dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh này:

  • Những nốt ban đỏ hay trắng nổi lên bề mặt da ở mặt, chân, tay.
  • Các ban đỏ có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • Hiện tượng nốt ban đỏ tái phát thường xuyên, đôi khi chỉ vài ba tháng là nó xuất hiện một lần.
  • Hiện tượng khó thở nếu các tổn thương nổi mề đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp; nếu ở niêm mạc dạ dày thì có triệu chứng đau bụng; ngoài ra còn có triệu chứng phù lưỡi, suy hô hấp,…
  • Mề đay thường kèm theo một số triệu chứng khác nữa như sốt, nhức đầu, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, trụy tim mạch,…

Theo các bác sĩ, bệnh mề đay do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

Mề đay
Bệnh mề đay ở trẻ em
  • Nhiều người dị ứng với thực phẩm, gia vị như hải sản, socola,… dù là những thực phẩm thông thường nhất.
  • Các chất phụ gia cũng có thể là nguyên nhân bị nổi mề đay. Đó la các chất như men, giấm, chất hóa học bảo quản thực phẩm.
  • Thuốc Tây y có nhiều loại có tác dụng phụ gây dị ứng cho nên đây cũng có thể coi là nguyên nhân bị mề đay mẩn ngứa.
  • Nhiễm trùng nấm gây viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường hô hấp hay đường tiêu hóa,… cũng là nguyên nhân ngứa nổi mề đay.
  • Yếu ngoại cảnh tác động vào như bụi bẩn, bụi phấn hoa hay bụi lông thú cũng là nguyên nhân nổi mề đay ngứa.
  • Bệnh mề đay mẩn ngứa còn có thể do yếu tố thời tiết, do quần áo, do cảm xúc,…

Bệnh ngứa nổi mề đay không chỉ khiến người bệnh có cảm giá ngứa ngáy khó chịu mà còn khiến mất đi tính thẩm mĩ khiến người bệnh mất tự tin, ngại giao tiếp. Cho nên, cần phải có những biện pháp điều trị bệnh mẩn ngứa nổi mề đay để giúp người bệnh luôn tự tin là chính mình.

Có nhiều cách chữa bệnh nổi mề đay ngứa như Đông y, Tây y, Đông Tây y kết hợp hay thuốc Nam. Mỗi cách mang đến hiệu quả khác nhau. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng cách chữa bệnh.

Các bác sĩ cho biết, muốn điều trị được hiện tượng bị nổi mề đay kéo dài cần phải loại bỏ được các yếu tố gây bệnh. Việc quan trọng là tránh được một số thực phẩm, số thuốc gây dị ứng hay các chất kích thích như gia vị, rượu, cà phê, chè,…

Trong trường hợp phát bệnh, người bệnh có thể ăn những món nhẹ hay giảm muối. Nếu trường hợp ngứa ngáy khó chịu thì có thể pha giấm với nước ấm, Mentol 1% cùng dung dịch Calamine để thoa hoặc tắm. Chú ý là tránh không dùng thuốc kháng histamin (phenergan) vì dễ gây dị ứng. Ngay cả thuốc mỡ corticoides cũng có ít tác dụng hơn và nó thường gây ra tác dụng phụ.

Khi bị nổi mề đay, muốn điều trị bệnh tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị. Trước hết bạn sẽ được tiến hành các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân, sau khi chẩn đoán bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.

Trị bệnh nổi mề đay bằng Đông y cũng là một trong những biện pháp giúp người bệnh thoát khỏi cảnh ngứa ngáy khó chịu và có làn da đẹp hơn. Có nhiều bài thuốc Đông y trị mề đay với nguyên tắc trị bệnh tận gốc.

Chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bằng Đông y mang đến hiệu quả cao, trị tận gốc và không có nguy cơ tái phát hơn nữa lại an toàn. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có điểm hạn chế đó là cần phải có thời gian lâu dài, hơn nữa nó chỉ có hiệu quả với những ai phù hợp với thành phần của thuốc.

Các bài thuốc dân gian cũng mang đến cách trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Đây là những cây dại quanh nhà được ông cha ta phát hiện và áp dụng nó trong trị bệnh. Những cây thuốc này mang đến tác dụng nhanh chóng, hiệu quả và không tốn kém.

Mề đay
Mề đay có thể chữa bằng lá khế

Có nhiều bài thuốc Nam cho người có da nổi mề đay như đu đủ kết hợp với giấm, gừng nấ đường phèn hay trị mề đay bằng lá khế,… Các bài thuốc này đều có hiệu quả nhất định nhưng nó chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh nặng vẫn cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Khi bị bệnh mẩn ngứa nổi mề đay ngoài việc tìm cách điều trị thì phòng bệnh cũng rất quan trọng. Phòng bệnh mề đay để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đồng thời hạn chế sự phát triển của bệnh. Muốn phòng tránh bị nổi mề đay cần áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Kiêng ăn các chất cay, nóng, thức ăn có gia vị đậm, hải sản, đồ uống có chất kích thích đặc biệt là vào mùa đông vì khi đó có đủ yếu tố thuận lợi để mề đay phát triển.
  • Mặc ấm khi trời lạnh, tránh bị gió lùa hay tiếp xúc với nước lạnh vì da dễ bị nhiễm trùng gây bệnh.
  • Nếu có hiện tượng của bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh mề đay. Có thể nói, đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh vì thế cần phải có những biện pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, cần có những biện pháp phòng ngừa để không bị bệnh.

Nguyễn Quỳnh (t/h)