Bệnh viêm họng những dấu hiệu điển hình, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Viêm họng là bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất mà ai cũng có thể mắc phải đặc biệt là trẻ em, người già và những người có sức đề kháng yếu. Bệnh phát triển nhanh, dễ lây lan và bùng phát thành dịch ở những nơi đông người nếu không được điều trị, ngăn ngừa kịp thời.

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng gồm niêm mạc họng và hầu vị viêm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và dễ phát triển thành dịch ở những thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi lớn.

Viêm họng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh gây ra các tình trạng viêm nhiễm, đau rát ở cổ họng, khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống.

Viêm họng là tình trạng bệnh viêm nhiễm ở thành và niêm mạc họng
Viêm họng là tình trạng bệnh viêm nhiễm ở thành và niêm mạc họng

Bệnh viêm họng xuất hiện đột ngột, kéo theo các triệu chứng của bệnh diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, với những người có sức đề kháng tốt bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày dù không dùng thuốc. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, không điều trị kịp thời cũng rất dễ phát triển sang viêm nhiễm mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh có nhiều dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân, đặc điểm và tình trạng phát triển của bệnh. Một số loại viêm họng thường gặp gồm: viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính, viêm họng hạt, viêm họng đặc biệt,…

Các dấu hiệu của bệnh viêm họng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm, bệnh về hô hấp. Triệu chứng của bệnh xuất hiện nhanh và đột ngột, ngay khi cơ thể bị viêm họng. Các triệu chứng thường gặp, điển hình của bệnh là:

Các dấu hiệu viêm họng dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm
Các dấu hiệu viêm họng dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm
  • Ho: Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm họng là ho, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng,… tùy thuộc vào mức độ của bệnh.
  • Đau họng: Viêm họng khiến vùng cổ họng và niêm mạch họng bị sưng tấy, bỏng rát nên người bệnh sẽ có các triệu chứng đau họng, khó chịu khi nuốt và ăn uống.
  • Ngứa họng: Lúc nào cũng có cảm giác ngứa và vướng ở họng, luôn muốn khạc nhổ.
  • Sốt:  Xuất hiện khi người bệnh bị viêm họng ở mức độ nặng, tình trạng viêm nhiễm phát triển nghiêm trọng.
  • Có đờm: Sau khi bị viêm họng khoảng 2 ngày, sẽ xuất hiện đờm ở họng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh màu sắc và mức độ của đờm sẽ khác nhau.
  • Các triệu chứng khác: Sổ mũi, nhức đầu, nổi hạch sau tai,…

Với trẻ nhỏ, khi bị viêm họng bé sẽ có các triệu chứng ho, sốt giống người lớn và khóc, quấy nhiều, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn,… ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể trẻ và cha mẹ cần phải điều trị sớm cho bé, vì bệnh ở trẻ nhỏ phát triển rất nhanh.

Người bệnh nên chủ động điều trị và dùng thuốc ngay khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh. Bởi viêm họng nếu điều trị sớm sẽ được đẩy lùi nhanh chóng và không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới sức khỏe.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm họng, trong đó chủ yếu là do nhiễm virus chiếm khoảng 40 – 80% các trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân do vi khuẩn, nấm, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với chất gây phản ứng dị ứng, hóa chất,…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm họng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm họng

Theo đó, nguyên nhân gây bệnh được chia thành 2 loại chính là:

  • Viêm họng do nhiễm trùng: Tỷ lệ mắc bệnh do nguyên nhân này chiếm khoảng 80% các trường hợp. Chủ yếu nhất trong đó là các loại virus gây bệnh như: Rhinovirus, coronavirus và parainfluneza virus, virut cúm A, cúm B, herper simplex, tụ cầu, liên cầu,…
  • Viêm họng không do nhiễm trùng: Là chỉ những tác nhân từ bên ngoài gây ra, do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân khiến họng bị kích ứng như: Do nhiễm lạnh, thay đổi thời tiết, môi trường khói bụi, khí độc, lạm dụng thuốc về đường hô hấp, do thường xuyên dùng các loại rượu mạnh, sử dụng chất kích thích.

Tuy bệnh viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày phát bệnh, nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần tiến hành điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh. Tùy vào từng tình trạng, mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị viêm họng được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng hiện nay có: điều trị bằng tây y, đông y và dân gian. Mỗi phương pháp điều có những ưu điểm và nhược điểm riêng trong điều trị, phù hợp với từng tình trạng bệnh lý khác nhau.

Trong Tây y, điều trị bệnh viêm họng được thực hiện với 2 phương pháp chủ yếu là nội khoa và ngoại khoa, được áp dụng tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Khám để xác định chính xác mức độ bệnh trước khi điều trị
Khám để xác định chính xác mức độ bệnh trước khi điều trị
  • Phương pháp nội khoa

Điều trị bằng phương pháp nội khoa được đánh giá là cách chữa hiệu quả, nhanh chóng  và tiện lợi. Thuốc được sử dụng chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề hoặc long đờm. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm họng là: Ipuprofen (Advil, Motrin,…),  Acetaminophen (Tylenol), Aspirin,… Các thuốc này có tác dụng giảm đau rát cổ họng, long đờm, hạ sốt, ho, dung dịch súc họng và giảm các triệu chứng khó chịu.

  • Phương pháp ngoại khoa

Can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa được sử dụng trong một số trường hợp bệnh viêm họng đặc biệt, viêm họng mãn tính,… tình trạng bệnh nặng và không thể điều trị khỏi bằng thuốc, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh.

Một số cách điều trị ngoại khoa được sử dụng trong chữa viêm họng là: đốt viêm họng hạt, cắt amidan,…

#Ưu điểm: Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng rất dễ sử dụng và có thể cho hiệu quả điều trị nhanh chóng. Điều trị ngoại khoa có thể tiêu diệt bệnh tận gốc, từ sâu bên trong. Không chỉ trị các triệu chứng bệnh mà còn tác động vào căn nguyên của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

#Nhược điểm: Phần lớn các thuốc đều là thuốc kháng sinh liều cao, sử dụng quá nhiều sẽ có thể dẫn tới nhờn thuốc và khó điều trị về sau, thuốc gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Phương pháp ngoại khoa nếu không được tiến hành tốt sẽ dẫn đến biến chứng, xâm lấn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các bài thuốc đông y chữa viêm họng là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý, có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh, trị bệnh tận gốc, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát. Theo đông y, nguyên nhân gây viêm họng là do nhiễm độc khí và nhiệt khí, nên việc điều trị cũng căn cứ vào các nguyên nhân này.

#Ưu điểm: Thuốc đông y an toàn với cơ thể, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều trị tận gốc nguyên nhân bệnh và bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.

#Nhược điểm: Sử dụng thuốc không tiện lợi, qua nhiều công đoạn. Tác dụng của thuốc tương đối chậm, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.

Y học dân gian có nhiều bài thuốc chữa viêm họng sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên rất đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Một số bài thuốc chữa viêm họng thường được dùng là: Chanh đào ngâm mật ong và đường phèn, quất hấp đường phèn, nước rau diếp cá,…

Chữa viêm họng bằng dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên
Chữa viêm họng bằng dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên

#Ưu điểm: Các phương pháp dân gian rất an toàn với cơ thể không gây ra bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể áp dụng với mọi đối tượng, lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.

#Nhưọc điểm: Tác dụng điều trị chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người, người bệnh phải kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài mới thấy được chuyển biến.

Viêm họng là bệnh có nguyên nhân phần lớn là do những tác nhân từ bên ngoài, nên người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bệnh, bằng cách thay đổi chính thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hàng ngày như:

Súc họng bằng dung dịch và vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ
Súc họng bằng dung dịch và vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Sức miệng hằng ngày bằng nước muối ấm
  • Không tiếp xúc với chất độc hại: Nên đeo khẩu trang khi ra đường, làm việc, tiếp xúc với khói bụi
  • Uống nhiều nước: Người bệnh nên uống nhiều nước ấm, hạn chế uống nước lạnh, nước đá.
  • Không sử dụng chất kích thích: Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất có cồn, hút thuốc lá,…
  • Sử dụng đồ bảo hộ lao động: Trường hợp thường xuyên làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất độc hại phải luôn dùng thiết bị bảo hộ lao động.
  • Không nên tiếp xúc với người bị bệnh viêm họng
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Khi mắc bệnh không nên dùng chung thức ăn, nước uống, đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bị bệnh viêm họng khác để tránh lây nhiễm.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh không nên chủ quan khi mắc bệnh viêm họng, hay điều trị ngay khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường của bệnh. Bởi, viêm họng nếu không được chữa trị tốt sẽ phát triển, lây lan rất nhanh và gây nhiều tổn thương với sức khỏe, các biến chứng nguy hiểm, viêm nhiễm mãn tính, khó điều trị.

>>  Các phương pháp điều trị viêm họng theo giai đoạn của bệnh