Top những loại thuốc chữa viêm da dị ứng tốt nhất hiện nay

Để trị viêm da dị ứng bằng thuốc người bệnh có thể áp dụng các loại thuốc sau đây:

Với thuốc viêm da dị ứng thông thường thì thường được chỉ định với 3 nhóm sau:

Nhóm kháng histamin

Công dụng của nhóm thuốc kháng histamin là trị dứt điểm những cơn ngứa ngáy, đau rát do viêm da dị ứng gây ra. Nhóm này gồm rất nhiều các loại thuốc khác nhau, đó là:

Thuốc kháng histamin gồm 4 nhóm nhưng để điều trị bệnh viêm da dị ứng thì thường sử dụng nhóm H1. Nhóm kháng histamin H1 dùng cho những trường hợp bị viêm da dị ứng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nhóm thuốc chữa viêm da dị ứng này dùng cho các trường hợp bị dị ứng, say tàu xe, có thể dùng chống nôn cho người bị ốn nghén hay người bị dị ứng viêm da dị ứng.

Thuốc chữa viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng uống thuốc gì?

Nhóm H1 gồm dạng bào chế riêng (clorpheniramin maleat, promethazin hydroclorid); hay các loại như brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid, hydroxyzin hydroclorid. Các loại thuốc này đều gây buồn ngủ từ ít cho đến nhiều để tránh người bệnh gãi khi ngủ. Do gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ nên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Nhóm giảm đau

Công dụng của nhóm thuốc giảm đau là làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đau rát do viêm da dị ứng gây ra. Thuốc điều trị viêm da dị ứng này thường dùng cho những người bị bệnh ở mức độ nặng gây ra những cơn đau, rát khó chịu. Nhóm thuốc này gồm những loại sau:

Bậc 1: Thuốc giảm đau không phải opioid gồm Paracetamol hoặc acid acetylsalicylic (aspirin) và thuốc chống viêm không chứa steroid (gọi tắt là các NSAID). Nhóm thuốc này thường dùng cho trường hợp nhẹ đến trung bình.

Bậc 2: Kết hợp thuốc loại opioid yếu (như codein hoặc tramadol) với paracetamol, thuốc viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ. Nhóm thuốc này thích hợp cho những người có cơn đau trung bình.

Bậc 3: Gồm các loại chứa opioid mạnh như hydromorphon, methadon, morphin. Nhóm thuốc chữa viêm da dị ứng này dùng cho các cơn đau nghiêm trọng, dữ dội.

Nhóm chống viêm không steroids

Tác dụng của nhóm thuốc này là hạ sốt, chống viêm và giảm đau hiệu quả, không gây nghiện. Nhóm giảm đau steroids gồm: Aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac, paracetamol (acetaminophen).

Thuốc chữa viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có thể dùng thuốc uống

Ưu điểm của những loại thuốc chữa viêm da dị ứng này là mang đến hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng. Tuy nhiên, chúng cũng có một vài điểm hạn chế, chẳng hạn như: Dễ gây ra tác dụng phụ và dễ bị nhờn thuốc. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo định chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc.

Viêm da dị ứng bôi thuốc gì và đó là viêm da dị ứng bôi thuốc corticoid bôi ngoài da (dermocorticoid) và Tacrolimus (Protopic). Đây là thuốc dùng trong thời gian phát bệnh và cần một loại để giảm đau, giảm ngứa tức thời. Với thuốc bôi viêm da dị ứng này bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc bất cứ khi nào cần làm giảm ngứa. Thông tin về 2 loại thuốc này là:

Thuốc corticoid bôi ngoài da (dermocorticoid)

Theo các bác sĩ, hầu hết những người bị viêm da dị ứng đều có thể dùng thuốc bôi viêm da dị ứng corticoid (dermocorticoid) để điều trị. Tác dụng của thuốc này là chống viêm, làm co mạch và ức chế chức năng của bạch cầu, làm biến đổi phản ứng miễn dịch, chống tăng sự và hạn chế sự tổng hợp collagen. Cho nên, người bị viêm da dị ứng hoàn toàn có thể dùng thuốc này để chữa bệnh.

Thuốc corticoid bôi ngoài da (dermocorticoid) được chia làm 4 nhóm gồm vừa, mạnh, khá mạnh và rất mạnh. Tùy theo mức độ của bệnh và mức độ của loại thuốc mà được sử dụng khác nhau. Mỗi nhóm này gồm các loại thuốc như:

Loại thuốc tác dụng vừa: Gồm Hydrocortisone 1%, 2.5% (Hytone…); Dexamethasone 0.1% (Decadron…) và Clobetasone butyrate 0.05% (Eumovate, Eumosone).

Loại thuốc tác dụng mạnh: Gồm Amcinonide 0.1% (Cyclocort); Betamethasone dipropionate 0.05% và 0.25% (Diprosone); Desoximethasone 0.05% và 0.25% (Topicort); Diflorasone diacetate 0.05% (Florone, Psorcon); Fluocinomide 0.05% (Lidex); Halcinonide 0.025% và 0.1% (Halog).

Loại thuốc tác dụng khá mạnh: Gồm Betamethasone valerate 0.01% và 0.1% (Betnovate, Fucicort); Desonide 0.05% (Tridesilone, Locapred, Tridésonid); Flumethasone privalate 0.03% (Locacorten); Flucinolone acetonide 0.01%, 0.025% và 0.2% (Synalar, Flucort, Flucinar); Flurandenolide 0.025% và 0.05% (Cordran); Hydrocortisone butyrate 0.1% (Locoid); Hydrocortisone valerate 0.2% (Wesrcord); Mometasone fuorate (Elocon, Elomet); và Triamcinolone acetonide 0.025%, 0.1% và 0.5% (Aristocort, Kenalog).

Loại thuốc tác dụng rất mạnh: Gồm Betamethasone dipropiomate 0.05% trong propylene glycol (Diprolene); Clobetasol propionate (Dermovate, Tenovate).

Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày sử dụng 1 lần trong khoảng 10 ngày sau đó giảm số lần xuống (có thể là 2 ngày 1 lần) khi bệnh giảm. Theo bác sĩ, thuốc bôi trị viêm da dị ứng này tốt nhất nên dùng vào buổi tối. Nếu bệnh nhân là người lớn thì không nên dùng quá 50gr dermocorticoid mạnh mỗi tuần. Còn nếu sử dụng trị viêm da dị ứng trên mặt thì không nên sử dụng quá 20gr.

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc corticoid bôi ngoài da (dermocorticoid) gây ra tác dụng phụ là teo da, rạn da, rậm lông, giãn mạch, giảm sắc tố hay bội nhiễm cho nên cần phải cẩn thận khi sử dụng. Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ còn bú, trẻ bị viêm da dị ứng, hết sức cẩn thận khi dùng bôi lên mặt, tránh bôi thuốc vào mắt vì có thể dẫn tới bệnh đục thủy tinh thể và glaucome.

Thuốc chữa viêm da dị ứng Tacrolimus (Protopic)

Thuốc bôi viêm da dị ứng Tacrolimus (Protopic) dùng cho những người bị viêm da dị ứng nặng. Công dụng của thuốc là ngăn chặn các phản ứng viêm da cho có thành phần Tacrolimus. Từ đó nó giúp phục hồi sự tổn thương da, giảm hoạt động kích ứng tế bào.

Thuốc chữa viêm da dị ứng
Thuốc chữa viêm da dị ứng dạng thuốc bôi

Nhiêu nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc Protopic không ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen cũng không làm giảm độ dầy của da, không gây teo da. Tacrolimus (Protopic) thường áp dụng cho những người bị viêm da dị ứng hiệu quả.

Thuốc chữa viêm da cơ địa này dùng với liều lượng như sau:

  • Với trẻ từ 2 – 16 tuổi chỉ nên dùng Protopic 0.03%, ngày 2 lần sau đó giảm 1 lần.
  • Với người trên 16 tuổi dùng Protopic 0.03% hoặc 0.1%, ngày 2 lần và sau đó giảm. Nếu bệnh khởi phát thì dùng Protopic 0.1% 2 lần/ngày.

Để các loại thuốc chữa viêm da dị ứng trên đạt hiệu quả cao nhất và không gây ra tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau:

  • Không dùng thuốc bôi lên niêm mạc, trên da đang bị nhiễm khuẩn. Cũng không dùng thuốc băng kín vùng da bị tổn thương.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc trị viêm da dị ứng trong thời gian ngắn, nếu muốn dùng thời gian dài thì cần phải ngắt quãng.
  • Chống chỉ định với trẻ dưới 2 tháng tuổi và người suy giảm hệ miễn dịch. Với trẻ từ 2 – 16 tuổi dùng thuốc với liều lượng nhẹ.
  • Với thuốc bôi thì chỉ nên dùng lượng mỏng bôi lên da, 2 ngày/lần. Nếu không thấy có tác dụng thì nên dừng thuốc và đến bác sĩ để được tư vấn.
  • Thời gian giữa dùng thuốc uống và thuốc bôi cách nhau 2 tiếng.
  • Người bị viêm da dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhất là thời gian đang dùng thuốc.
  • Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm khi dùng thuốc thì cần đến bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Trên đây là các loại thuốc chữa viêm da dị ứng hiệu quả nhất và được bác sĩ áp dụng nhiều nhất cho bệnh nhân. Ngoài việc dùng những loại thuốc Tây này để trị bệnh viêm da dị ứng thì bạn có thể áp dụng một số mẹo khác để trị bệnh như dùng lá lá khế hay lá trầu không.

Nguyễn Quỳnh (t/h)