Triệu chứng bệnh thủy đậu và cách điều trị bệnh ngay tức thời

Triệu chứng bệnh thủy đậu rõ ràng nhất là tình trạng trên da xuất hiện các vết phỏng nước gây đau nhức, ngứa ngáy,… Các vết phòng này nếu không được điều trị và chăm sóc tốt sẽ lây lan nhanh chóng ra toàn thân và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

>>  Nguyên nhân bệnh thủy đậu và cách phòng tránh người bệnh cần chú ý

Thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, nhiều người mắc phải đặc biệt là trẻ nhỏ, dễ phát triển thành dịch vào mùa xuân. Bệnh là một dạng nhiễm trùng da gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV), biểu hiện của thủy đậu là tình trạng trên da xuất hiện các vết phỏng nước, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sốt cao,…

Bệnh thủy đậu dễ dàng lây từ người sang người qua đường không khí và tiếp xúc với các vết thương, dịch phỏng nước của người bệnh.

Triệu chứng bệnh thủy đậu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đậu mùa, phỏng dạ
Triệu chứng bệnh thủy đậu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đậu mùa, phỏng dạ

Theo thống kê của Ngành Y tế, hàng năm có hơn 3 triệu người mắc thủy đậu, bệnh phát triển thành dịch từ tháng 3 – 5, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó trẻ em dưới 13 tuổi chiếm khoảng gần 90%, đặc biệt trong độ tuổi từ 4 – 9 tuổi, 10% còn lại là đối tượng trên 15 tuổi.

Thủy đậu là một bệnh lành tính nên hầu hết các trường hợp bệnh có thể khỏi sau  1- 2 tuần điều trị. Tuy nhiên, còn một số trường hợp bệnh phát triển nặng, không điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não,…

Nguyên nhân của các trường hợp bệnh biến chứng là do không phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều người nhầm tưởng các triệu chứng thủy đậu với các bệnh lý về phòng nước, mụn nhọt, lở loét,… nên điều trị sai cách. Theo có bệnh thủy đậu sẽ có các dấu hiệu cụ thể sau đây.

Khi người bệnh bị nhiễm virus gây thủy đậu sẽ không phát bệnh ngay, bệnh có thời gian ủ bệnh là khoảng 10 – 20 ngày trước khi xuất hiện các biểu hiện. Các dấu hiệu bệnh thủy đậu như phát ban, nổi mụn nước, sốt cao, mệt mỏi sẽ kéo dài trong 7- 8 ngày kể từ khi phát bệnh. Các mụn nước này phát triển nhanh chóng, sau khoảng 3 – 4 ngày sẽ khô và đóng vảy.

Triệu chứng bệnh thủy đậu được chia làm các giai đoạn theo sự phát triển của bệnh là: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và phục hồi với các biểu hiện cụ thể như sau:

Thời kì ủ bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 20 ngày kể từ khi virus Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ không có bất cứ biểu hiện, triệu chứng lâm sàng nào. Hầu hết các trường hợp không phát hiện được mầm bệnh.

Người bệnh bị sốt đột ngột
Người bệnh bị sốt đột ngột

Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này thường xuất hiện đột ngột, người bệnh bắt đầu bị sốt nhẹ, người mệt mỏi và phát ban trong khoảng 24 – 48 giờ. Tùy vào cơ địa của từng người mức độ phát ban sẽ khác nhau.

Cơ thể sẽ xuất hiện các nốt mụn nước được gọi là thời kì đậu mọc, cùng với đó sẽ có các triệu chứng kèm theo là:

Mụn nước thủy đậu nổi khắp người
Mụn nước thủy đậu nổi khắp người
  • Sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,… triệu chứng giống với bệnh cảm cúm.
  • Người bệnh có thể bị nổi hạch sau dái tai, cổ do hệ miễn dịch sinh ra  phản ứng với virus mang bệnh xâm nhập.
  • Trên da xuất hiện các nốt mụn nước, bóng nước hình tròn ở khắp tay, chân, lưng, mặt, đầu,… Sau 24 giờ các mụn nước này sẽ hóa đục và có thể lan ra khắp trên da, mụn vỡ sẽ có chứa dịch chảy ra. Mụn nước không chỉ mọc trên da mà còn mọc ở các vùng niêm mạc ở miệng, đường tiêu hóa, âm đạo,… rất khó chịu. Trong thời kì toàn phát mỗi người sẽ có thể mọc từ 100 – 500 vết mụn nước, tùy vào cơ địa và việc điều trị, chăm sóc.

Nhiều trường hợp, người bệnh có thể  xuất hiện các mụn nước xuất huyết, đây là một dấu hiệu bất thường và cần được điều trị sớm.

Sau khi phát bệnh khoảng 7 – 9 ngày, các nốt mụn, bóng nước sẽ vỡ ra, khô lại và đóng vảy.  Ở giai đoạn này, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da vừa để chống nhiễm trùng khi mụn vỡ, vừa giúp quá trình khô vảy và bong tróc nhanh hơn, không để lại sẹo.

Giai đoạn phục hồi của bệnh sẽ kéo dài trong khoảng  3- 4 ngày, da sẽ trở lại bình thường và cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu trong quá trình phục hồi cơ thể xuất hiện các biểu hiện lạ cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm, vì rất có thể đó là dấu hiệu của biến chứng hậu thủy đậu rất nguy hiểm.

Mặc dù thủy đậu là một bệnh lành tính, nhưng vẫn có không ít các trường hợp người bệnh mắc phải các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong do không điều trị, chăm sóc tốt. Do đó, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng thủy đậu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Hiện nay bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị, nhưng có rất nhiều loại thuốc bôi, thuốc uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Để điều trị thủy đậu mang lại hiệu quả tốt cần kết hợp điều trị tại chỗ, dùng thuốc và chế độ ăn uông, sinh hoạt. Cụ thể là:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió và cách ly với những người chưa bị bệnh trong gia đình.
Cho người bệnh nghỉ ngơi trong phòng kín gió
Cho người bệnh nghỉ ngơi trong phòng kín gió
  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ: Không dùng xà phòng đến tắm, sử dụng dung dịch sát khuẩn và nước ấm. Khi tắm không cọ xát khiến các mụn nước vỡ, tổn thương và nhiễm trùng.
  • Lựa chọn quần áo rộng, nhẹ, mềm mại, dễ thấm mồ hôi để không ảnh hưởng, gây tổn thương đến các vết mụn.
  • Với trẻ nhỏ, mẹ nên cắt móng tay và đeo bao tay vải mỏng cho con để bé không gãi, cọ xát ảnh hưởng đến các vết mụn nước. Bởi tại vị trí các vết mụn sẽ luôn có cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu.

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng thủy đậu và đi khám bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như:

Bôi xanh methylen khi các mụn nước bắt đầu vỡ
Bôi xanh methylen khi các mụn nước bắt đầu vỡ
  • Các dung dịch thuốc tím, xanh methylen để bôi lên các vết mụn nước giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.
  • Khi các mụn nước vỡ, sử dụng dung dịch xanh methy len để bôi lên trực tiếp tránh phần dịch lây lan sang các vùng da còn lại và giúp phần mụn vỡ mau khô, đóng vảy.
  • Nhỏ mắt ngày 2 -3 lần với dung dịch sát khuẩn cho mắt, mũi như: chloramphenico 0,4% acgyrol 1%.
  • Khi bị sốt cao người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và có thể sử dụng thuốc acrtaminophen để hạ sốt. Tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin và các thuốc chứa aspirin để hạ sốt, đặc biệt là với trẻ em.
  • Sau khi mụn khô, đóng vảy có thể dùng một số loại kem chống dị ứng như calamine, bột yến mạch,… để giúp da nhanh lành và không để lại sẹo thâm.

Chế độ dinh dưỡng cũng có quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh thủy đậu, người bệnh cần được xây dựng thực đơn khoa học, đủ chất và kiêng cữ những thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến bệnh.

Nên lựa chọn thực phẩm lỏng, mềm để dễ tiêu hóa
Nên lựa chọn thực phẩm lỏng, mềm để dễ tiêu hóa
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây hàng ngày trong bữa ăn. Đặc biệt là các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung vitamin A, C và bio-Flavonoid từ các loại rau củ: cải bắp, cà rốt, dưa chuột, bông cải,… để giúp tổn thương trên da mau lành.
  • Bổ sung thực phẩm chứa kẽm, magie, canxi,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm để dễ tiêu và hấp thụ.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, thực phẩm tanh,… sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Với những thông tin về triệu chứng thủy đậu và cách điều trị trên mong rằng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phát hiện, xử lý khi mắc bệnh. Bệnh thủy đậu sẽ không nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được phát hiện sớm, điều trị, chăm sóc đúng cách.

>>  Chữa bệnh thủy đậu: 3 phương pháp điều trị nhanh chóng, không để lại sẹo

>>  Phác đồ điều trị thủy đậu hiệu quả nhất được Bộ Y tế chứng nhận