Triệu chứng bệnh mề đay phổ biến có ngứa, nổi sẩn – đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh da liễu khách, do đó rất khó để bệnh nhân nhận biết. Tuy nhiên, với mắt thường bạn cũng sẽ dễ dàng đoán biết thể bệnh qua lời tư vấn của PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn (BV Bạch Mai) dưới đây!
Mục lục:
Triệu chứng bệnh mề đay qua 4 thể phổ biến nhất
Theo thống kê của Bộ Y tế có khoảng 19 – 24% dân số nước ta mắc bệnh mề đay, trong đó phổ biến nhất gồm có:
-
Hiện tượng nổi mề đay dị ứng
Hiện tượng nổi mề đay dị ứng xảy ra sau khoảng vài phút (cũng có thể là vài ngày) kể từ lúc dùng thuốc, thức ăn, tiếp xúc với các dị nguyên. Các dấu hiệu gồm có:
– Nóng bừng khắp người
– Ngứa, càng gãi càng ngứa
– Mất ngủ
– Sẩn phù màu hồng, đỏ đường kính to nhỏ từ vài milimet đến vài centimet. Hình dáng sẩn phù có thể là hình trong, bầy dục.
– Người bệnh cảm thấy ngứa, nóng râm ran một vài chỗ trên da như bị côn trùng đốt.
– Một số bệnh nhân ngoài các triệu chứng trên còn kèm theo khó thở, chóng mặt, sốt, đau khớp và buồn nôn.
– Vị trí tổn thương có thể ở đầu, mặt, cổ hoặc toàn thân.
-
Biểu hiện mề đay tiếp xúc
Hiện tượng này xảy ra từ vài phút đến vài giờ kể từ lúc tiếp xúc với mỹ phẩm, hóa chất, mang găng tay cao su. Các phản ứng này thường rất nhẹ với các biểu hiện như: ngứa, đỏ tại nơi tiếp xúc và sẽ tự hết khi loại bỏ được dị nguyên.
-
Triệu chứng mề đay do côn trùng đốt
Hiện tượng này là phản ứng tăng mẫn cảm với các vết đốt của một số côn trùng như sâu, ong, bọ chét, … gồm các biểu hiện như sau:
– Dát đỏ, nốt sẩn tụ thành từng đám chủ yếu ở những vùng da hở như tay, chân, đầu, mặt và cổ.
– Ngứa đến rất ngứa.
– Chính vì ngứa nên thường xảy ra hiện tượng trầy xước do người bệnh gây ra.
-
Biểu hiện của mề đay vật lý
Mề đay vật lý có thể chia ra các dạng gồm:
– Mề đay do sức ép như mặc quần áo bó sát, nắm chặt tay điều khiến máy móc, xe cộ…
– Mề đay do quá lạnh như gặp thời tiết lạnh, tắm nước lạnh, nắm đồ vật …
– Mày đay do quá nóng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc hơi nóng. Hiện tượng này cũng xảy ra ở những vùng da hở như mặt, tay chân…
Ngoài ra, các biểu hiện của mề đay do những nguyên nhân khác như nhiễm virút, ký sinh trùng… sẽ có biểu hiện tương tự.
Phân biệt dấu hiệu bệnh mề đay cấp tính và mãn tính
Mề đay được chia thành 2 loại gồm mề đay cấp tính và mãn tính, chủ yếu dựa trên thời gian kéo dài của bệnh để phân biệt, cụ thể:
-
Biểu hiện bệnh mề đay cấp tính
Là tình trạng bệnh kéo dài dưới 6 tuần, có liên quan đến các dị nguyên được xác định như dị ứng thuốc, thức ăn, côn trùng đốt hoặc sau khi bị nhiễm virút. Đối tượng mắc mề đay cấp tính chủ yếu là trẻ em và người có yếu tố cơ địa. Bệnh nhân có thể tự khỏi và không cần đến bác sĩ nếu hạn chế được tình trạng gãi ngứa.
-
Biểu hiện nổi mề đay mãn tính
Ngược lại với mề đay cấp tính, mề đay mãn tính kéo dài trên 6 tuần, kéo dài hoặc ngắt quãng. Bệnh nhân bị mề đay mãn tính rất khó xác định nguyên nhân, thường gặp nhất ở nữ giới tuổi trung niên.
Biểu hiện của bệnh mề đay mãn tính là các triệu chứng nặng hơn về đêm, diễn biến phức tạp, tái phát nhiều lần.
Các triệu chứng bệnh mề đay mãn tính xuất hiện chậm thường từ 3 – 12 giờ sau khi tiếp xúc với dị duyên.
Như đã cảnh báo ở trên, triệu chứng bệnh mề đay rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc… Vì thế ngay khi có dấu hiệu bệnh nhân cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu, dị ứng miễn dịch lâm sàng để được khám và tư vấn.
Tìm hiểu thêm về BỆNH MỀ ĐAY:
Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng mề đay kèm phù nề, sưng và khó thở cần phải được cấp cứu kịp thời.
Nguyễn Quỳnh (tổng hợp)