Bệnh á sừng: Nguyên nhân, triệu chứng phát bệnh và cách điều trị

Á sừng là gì? Câu hỏi luôn được nhiều người quan tâm bởi hiện nay ngày càng có nhiều người mắc bệnh. Á sừng không chỉ làm mất đi tính thẩm mĩ mà còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu với những triệu chứng mà nó để lại. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh là gì và điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Á sừng (tên tiếng Anh là Dermatitis plantaris sicca) là từ để nói về các hiện tượng khô, nứt hay bong da ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở gót chân. Bệnh á sừng thường xuất hiện vào mùa đông cho nên nó còng được gọi với cái tên viêm da cơ địa mùa đông. Á sừng diễn biến dai dẳng và hay tái phát.

Cho nên, khi được hỏi bệnh á sừng là gì thì câu trả lời là  hiện nay nó có thể được coi là 1 bệnh hoặc 1 biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa đặc. Nguyên nhân là do đặc trưng bởi viêm da cơ địa của có các tổn thương dạng sừng ở đầu ngón tay, bàn tay, chân, gót chân và bàn chân.

Á sừng có nguyên nhân từ đâu và triệu chứng thường gặp là như thế nào? Chúng ta cùng xem nhé!

Á sừng là gì đã có câu trả lời. Vậy, vì sao lại bị á sừng? Theo các bác sĩ, bệnh á sừng thường do các nguyên nhân sau:

Á sừng
Á sừng có thể do di truyền hay do dị ứng tiếp xúc
  • Do yếu tố di truyền: Thông thường, khi gia đình có bố mẹ bị bệnh á sừng thì khả năng con cái cũng mắc bệnh này là rất cao.
  • Do dị ứng tiếp xúc: Khi cơ địa da tiếp xúc với điều kiện thời tiết hay tiếp xúc với chất tẩy rửa hàng ngày như xà phòng, bột giặt, dầu gội,…

Bệnh á sừng thường gặp những người bà nội trợ, người làm nghề nông, công nhân giặt, thợ làm tóc, kỹ thuật viên y tế,… Theo đó, triệu chứng của bệnh á sừng như sau:

  • Hiện tượng dày sừng ở da chân, tay với ranh giới không rõ ràng. Vùng da lan rộng dát đỏ, mùa hè có thể nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa, còn mua đông da nứt nẻ, phần da bệnh dễ nứt ra, rớm máu và gây đau đớn.
  • Hiện tượng này càng nặng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa, hóa chất, nước bẩn,…
  • Vùng tổn thương có nguy cơ nhiễm nhấn, vi khuẩn.

Á sừng tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nó làm ảnh hưởng tới tính thẩm mĩ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cho nên, điều trị bệnh á sừng càng sớm càng giúp người bệnh sớm lấy lại được sự tự tin và sống vui vẻ hơn. Vậy, bệnh á sừng và cách chữa như thế nào?

Có nhiều biện pháp điều trị á sừng như Đông y, Tây y hay thuốc Nam. Mỗi loại mang đến công dụng hiệu quả khác nhau. Dưới đây là các biện pháp chữa bệnh cụ thể.

Theo PGS.TS Trần Lan Anh của Đại học Y Hà Nội, biện pháp chữa bệnh á sừng bằng Tây y hiện nay chủ yếu được áp dụng bằng các thuốc bôi chống bạt sừng và tạo sừng hay thuốc uống.

Thuốc bôi chữa á sừng:

Đó là các thuốc như axit salixilic, betnoval, diprosalic,… Những loại thuốc này dùng cho trường hợp cần kháng sinh tác động ngay. Đối với những vùng da bị nặng thì có thể phải dùng thuốc mạnh hơn như kháng sinh histamin, corticoid,… Những thuốc này không chỉ tác động giảm đau, giảm ngứa bên ngoài và tác động vào bên trong giúp bệnh nhanh khỏi.

Á sừng
Trị á sừng có thể áp dụng Đông, Tây y kết hợp

Trường hợp da bị nhiễm nấm có thể phải dùng đến những loại thuốc chống nấm thì bệnh mới nhanh khỏi. Những thuốc chống nấm thường được áp dụng cho bệnh nhân bị á sừng như dẫn xuất imidazol, mỡ nizoral, griseofulvin.

Ngoài ra, những thuốc giữ ấm cho da cũng rất quan trọng mà người bệnh cần bôi hàng ngày để giúp da không bị khô và giảm tình trạng nứt nẻ. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dưỡng ẩm như lacticare, skincare U hoặc cream ure 5 – 10%, lacticare HC, vaserlin.

Thuốc uống trị bệnh á sừng:

Khi bị á sừng, bệnh nhân có thể phải uống một số loại thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn để chống ngứa. Đó là thuốc uống kháng histamin như bepanthen, silica, l-systine và các loại vitamin A, C, E… Với những loại thuốc này, bệnh nhân cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Các lương y cũng cho rằng, bệnh á sừng là bệnh mãn tính nên dùng thuốc Tây cũng rất khó trị triệt để. Cho nên, các thầy thuốc đã nghĩ ra những bài thuốc Đông y để trị bệnh tận gốc. Chữa bệnh bằng Đông y dựa trên căn nguyên của bệnh giúp đào thải độc tố ra bên ngoài.

Thuốc Đông y chữa bệnh á sừng được bào chế dưới 3 dạng là thuốc ngâm rửa, thuốc bôi và thuốc uống. Mỗi loại thuốc có thành phần và cách thực hiện như sau:

Bài thuốc ngâm rửa:

Thành phần: Ích nhĩ tử

Công dụng: Sát khuẩn vùng tổn thương, giúp thẩm thấu đến lớp biểu bì giúp da mềm và tránh tổn thương.

Thuốc bôi ngoài:

Thành phần: Mật ong, thiên mã hồ, tang bạch bì

Công dụng: Mềm da, giúp tái tạo tế bào bên dưới da, tăng cường độ đàn hồi của da và phục hồi sự hư tổn cho da.

Thuốc uống:

Thành phần: Kim ngân hoa, Bồ công anh và một số dược liệu khác

Công dụng: Giải độc, chống viêm viêm, tăng cường chức năng của gan từ đó điều trị bệnh á sừng hiệu quả.

Kinh nghiệm ông cha ta để lại cho thấy, có nhiều cây thuốc Nam có thể chữa được bệnh á sừng như lá trầu không, chanh, trà xanh. Những bài thuốc Nam này đều mang đến công dụng nhanh chóng giúp loại bỏ đi những tế bào da bị tổn thương giúp da mềm mại, không mẩn đỏ, ngứa rát.

Tuy nhiên, những bài thuốc Nam trị á sừng này chỉ là biện pháp tạm thời chứ không chữa bệnh tận gốc. Cho nên, bạn không nên quá lạm dụng vào chúng, nếu áp dụng mà không mang đến hiệu quả thì hãy nhanh chóng chuyển sang biện pháp khác hiệu quả hơn.

Khi bị á sừng, ngoài việc áp dụng những biện pháp chữa trị thì phòng bệnh cũng rất quan trọng. Có được những biện pháp phòng tránh đúng đắn không chỉ giúp bạn loại bỏ nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp hạn chế sự phát triển của bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh á sừng:

Á sừng
Cần có những biện pháp bảo vệ để không bị á sừng làm phiền

– Không bóc vảy ra hay chọc nhể mụn, không chà xát kỳ cọ quá mạnh khiến vùng da bị tổn thường chầy xước thêm và đó là sẽ là điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển thêm.

– Không ngâm rửa chân tay nhiều, nhất là chỗ vùng da bị tổn thương bởi lớp sừng vốn đã bở nếu làm ướt thì vi khuẩn nấm sẽ có cơ hội tấn công. Nên lâu khô chân tay sau khi rửa.

– Khi chế biến thức ăn nên hạn chế tiếp xúc với dầu mỡ, đeo găng tay vì nếu da bị dính dầu mỡ sẽ khiến nó càng trở nên thô giáp và bệnh á sừng sẽ càng nặng.

– Không ngâm vùng da tổn thương với nước muối vì nó sẽ khiến da khô hơn, vứt nứt rộng hơn và sâu hơn.

– Hạn chế tiếp xúc với những dụng cụ nickel hay đồ thuộc da.

– Hạn chế dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa.

– Nên giữ ấm cho chân, tay vào mùa đông bằng việc đi tất, đi găng tay.

– Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng như tăng cường rau xanh là những loại giàu vitamin cho cơ thể. Những thực phẩm giàu vitamin như giá đỗ, cà chua, rau ngót, rau bí, các loại đậu, bắp cải, cam, bưởi, đu đủ, cà rốt… người bệnh nên bổ sung nhiều hơn.

– Duy trì độ ẩm thường xuyên cho da.

Trên đây là thông tin về bệnh á sừng và cách chữa trị. Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng nó làm người bệnh rất khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống. Cho nên, hãy áp dụng những biện pháp trên đây để trị bệnh tuy nhiên cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc.

Nguyễn Quỳnh (t/h)