Bệnh thủy đậu có lây không? Những con đường lây lan của bệnh?

Bệnh thủy đậu có lây không? Thủy đậu lây qua những con đường nào? Là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Mức độ bùng phát, lây lan mạnh mẽ của bệnh khiến nhiều người lo lắng mỗi khi đến mùa thủy đậu. Để được giải đáp chi tiết về vấn đề này, người bệnh tham khảo trong những thông tin dưới đây.

Thủy đậu là một trong những bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em. Bệnh phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa giữa xuân và hè. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus Varicella – Zoster.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan

Bệnh thủy đậu ở giai đoạn đầu mới nhiễm virus sẽ không có bất cứ triệu chứng bất thường nào. Sau thời gian ủ bệnh 10 – 20 ngày, sẽ tiến vào giai đoạn phát bệnh trong 5 – 7 ngày với các triệu chứng sốt cao, phát ban, nổi mụn phỏng toàn thân, cơ thể mệt mỏi, ngứa ngáy trên da. Số lượng các mụn nước có thể lên tới 100 – 500 nốt.

Hầu hết mọi người đều rất quan tâm đến vấn đề, liệu rằng bệnh thủy đậu có lây không? Bởi sự phát triển mạnh mẽ của bệnh khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ.

Trả lời vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan từ người sang người rất mạnh mẽ. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus Varicella Zostes – loại virus này rất dễ lây nhiễm ngay cả khi người bệnh chưa có dấu hiệu phát bệnh.

Bệnh thủy đậu có lây không
Bệnh thủy đậu có lây không

Nếu trong gia đình có một người mắc bệnh, thì người khác cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho tình trạng tại sao bệnh dễ bùng phát thành đại dịch, đặc biệt ở những môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ,…

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu cần tránh tiếp xúc với người bệnh. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho bé nghỉ học ở nhà cho tới khi các nốt thủy đậu khô vảy, khỏi hắn để tránh lây lan bệnh cho các bé khác.

Nhận biết rõ bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào, sẽ giúp mọi người chủ động tốt hơn trong phòng tránh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, với những gia đình có con nhỏ trong độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao, cha mẹ cần hiểu rõ về căn bệnh này để kịp thời phòng ngừa cho con.

Một số con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu gồm:

  • Khi chạm vào các nốt thủy đậu: Bệnh thủy đậu có lây khi tiếp xúc, đụng chạm đến những vết thủy đậu trên cơ thể người bệnh. Tiếp xúc với dịch từ các nốt thủy đậu sẽ khiến virus mang bệnh dễ dàng lây lan.
  • Bệnh lây qua đường hô hấp: Khi giao tiếp với người bị thủy đậu cũng có thể sẽ bị mắc bệnh. Do, khi người bệnh hắt hơi, ho sẽ văng nước bọt ra không khí và khi người bình thường tiếp xúc cũng sẽ bị lây bệnh nhanh chóng.
  • Tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh: Dùng chung , tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn có chứa dịch từ các nốt thủy đậu hoặc nước bọt, nước mũi của người bệnh sẽ có thể bị mắc bệnh.
Con đường lây bệnh thủy đậu từ mẹ sang con khi mang thai
Con đường lây bệnh thủy đậu từ mẹ sang con khi mang thai
  • Thủy đậu truyền từ mẹ sang con: Nếu trong thời kì mang thai, người mẹ mắc bệnh thì thủy đậu có thể lây nhiễm từ mạng con qua nhau thai. Bệnh thủy đậu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Có thể gây ra các nguy cơ dị tật thai nhi và chậm phát triển rất cao.

Thủy đậu bao lâu thì hết lây? – Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh thủy đậu có thể lây từ người sang người ngay cả khi người bệnh chưa bị nổi mụn ban và đến sau khi các vết ban đã lành. Nghĩa là trong thời gian ủ bệnh, chữa có triệu chứng gì nếu tiếp xúc với người bệnh cũng có thể bị lây thủy đậu. Do đó, thủy đậu chỉ có thể hết lây nhiễm khi khỏi hẳn hoàn toàn, không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh.

Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh thủy đậu cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh cho đến khi các nốt ban khỏi hoàn toàn.
  • Khi chăm sóc người bị bệnh thủy đậu cần đeo khẩu trang, bao tay y tế và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau khi tiếp xúc.
  • Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh phòng ốc gia đình bằng dung dịch diệt khuẩn khi có người mắc bệnh.
Tiêm vaccin phòng ngừa thủy đậu
Tiêm vaccin phòng ngừa thủy đậu
  • Tiêm phòng vaccin phòng bệnh cho trẻ em trước 14 tuổi, người lớn trước khi mắc bệnh và phụ nữ trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Với những thông tin trên mong rằng đã giúp người đọc giải đáp rõ ràng được vấn đề bệnh thủy đậu có lây không cũng như những con đường lây nhiễm của bệnh. Hãy chủ động phòng tránh bệnh thật tốt, đặc biệt nên tiêm vaccin phòng tránh thủy đậu để ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh.