Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần làm gì khi có biểu hiện bất thường

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nhiều nguyên nhân, mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau bụng và xử lý kịp thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thời kì mang thai 3 tháng giữa được coi là thời kỳ “trăng mật”, bởi lúc này mẹ bầu đã trải qua những cơn ốm nghén, thai nhi đã ổn định trong tử cung nhưng lại chưa quá lớn để khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Nhiều mẹ cảm thấy thời kì tam cá nguyệt thứ 2 chính là thời gian khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng xảy đến với mẹ bầu, điển hình là việc đau bụng dưới. Vậy đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có sao không? Như thế nào thì nguy hiểm?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu không được chủ quan
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu không được chủ quan

Khi mang thai tháng thứ 4 có triệu chứng đau bụng dưới, mẹ bầu có thể bị rối loạn tiêu hóa. Đây là hiện tượng bình thường, khá hay gặp, đi kèm với đó là hiện tượng táo bón, trướng bụng.

Một khả năng khác có thể xảy ra khi đau bụng đó là việc thay đổi sinh lí trong cơ thể người mẹ. Thai tháng thứ 4 đã bắt đầu phát triển nhanh về kích thước, dẫn tới việc chèn lên dây chằng và các mô xung quanh tử cung.

Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như ra máu, nôn, buồn nôn, đau lưng, có thể chị em đang gặp vấn đề về sức khỏe. Một số trường hợp có thể xảy ra như:

  •  Bong nhau non: Biểu hiện dễ nhận biết nhất là mẹ bầu sẽ cảm thấy đau tức bụng, ra máu. Lượng máu ra càng nhiều thì tình trạng bong nhau càng nặng. Nếu theo dõi thấy lượng máu bất thường, chị em nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị.
  • Dọa sảy thai: Những cơn đau bụng kèm theo cảm giác mót tiểu là biểu hiện chính của dọa sảy. Tới gặp bác sĩ là lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này.
  • Mang thai ngoài tử cung: Nếu cảm thấy đau bụng dưới, thi thoảng nhói lên, các cơn đau âm ỉ, có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung. Khi cảm thấy có hiện tượng như trên, chị em nên khẩn trương tới cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý. Nếu cố tình để lâu, thai to lên sẽ vỡ, gây nguy hiểm cho bà bầu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng kèm theo đi tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc lẫn máu, kèm theo đó là hiện tượng sốt nhẹ, đau phần lưng dưới, có thể chị em đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường của tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, tốt nhất mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để khám, biết chính xác nguyên nhân để có phương pháp xử lý kịp thời. Cùng với đó cần thực hiện một số vấn đề như:

Đến ngay cơ sở y tế để khám, kiểm tra và xử lý kịp thời
Đến ngay cơ sở y tế để khám, kiểm tra và xử lý kịp thời
  • Bước vào tháng thứ 4, bé yêu của bạn đã bắt đầu tăng tưởng nhanh, kích thước lớn hơn. Chính vì vậy, bụng bầu đã bắt đầu nhô lên. Thời gian này, chị em nên chọn những bộ quần áo rộng, thoải mái, tránh mặc quần áo chật, bó sát để tránh gây áp lực nên bụng bầu và thai nhi, sẽ làm triệu chứng đau bụng trầm trọng hơn.
  • Khi đi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, giúp giảm áp lực của thai nhi lên các cơ, mô gần tử cung, tư thế ngủ này cũng giúp thai nhi nhận được tối đa lượng oxy từ mẹ chị em nhé!
  • Mẹ bầu cũng nên tránh những tư thế dễ gây đau bụng như ngồi gập người quá lâu, với tay lên cao, cúi xuống bê vật nặng.
  • Mang thai tháng thứ 4, thai chưa quá lớn để gây khó chịu cho mẹ bầu, vì vậy, chị em nên tập thể dục nhẹ nhàng dể thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, chống hiện tượng táo bón, căng cơ, mỏi khớp. Một số gợi ý về thể thao cho mẹ bầu như bơi, yoga, đi bộ,…
  • Uống đủ nước để hệ bài tiết làm việc hiệu quả và cung cấp đủ nước ối cho thai nhi. Mẹ bầu nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống nhiều vào buổi tối, dễ gây tiểu đêm, mất ngủ.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu giải quyết thắc mắc đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có sao không. Chúc các chị em có 9 tháng 10 ngày khỏe mạnh, là trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc đời.